8 nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, vẩy nến chiếm từ 3 – 5% số bệnh nhân đến khám tại các chuyên khoa da liễu. Biểu hiện của bệnh thường là da bị mẩn đỏ, bong tróc thành từng lớp, có thể ở tay, chân, hoặc vị trí khác trên cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vẩy nến.

Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, bong ra như sáp nến, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Những biểu hiện đáng sợ ngoài da cùng tâm lý lo lắng lây nhiễm của những người xung quanh khiến bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Các nguyên nhân gây ra vẩy nến và làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm cũng rất đa dạng, thông thường do 8 nguyên nhân chính sau:

1. Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.

2. Yếu tố di truyền: 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến có di truyền sang con.


Tổn thương móng tay do vẩy nến.

3. Yếu tố tâm lý (stress): Môi trường sống, công việc căng thẳng, tâm lý lo lắng, xấu hổ, tự ti vì làn da sần sùi, cũng là tác nhân khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

4. Nhiễm khuẩn: Quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn, hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.

5. Dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh theo cảm tính, dùng thuốc theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh, nhất là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.

6. Môi trường ô nhiễm: Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến.

7. Ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có chứa nhiều tia tốt cho da và sự phát triển cơ thể, nhưng cũng luôn ẩn chứa các hiểm họa như tia tử ngoại. Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời vào khoảng thời gian từ 10 giờ tới 15 giờ không chỉ là yếu tố gây phát sinh bệnh vẩy nến mà còn có thể bị ung thư da.

8. Chấn thương thượng bì: Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình như vẩy nến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News