92% dân số thế giới sống trong không khí ô nhiễm

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 27/9, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương không khí bị ô nhiễm nặng nhất.

Kết quả này dựa trên dữ liệu vệ tinh, mô hình vận tải hàng không và màn hình trạm mặt đất, tại hơn 3.000 địa điểm cả nông thôn và thành thị. Theo thống kê, khoảng 3 triệu người chết mỗi năm có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí ngoài trời. Năm 2012 ước tính có khoảng 6,5 triệu ca tử vong (chiếm 11,6% trường hợp tử vong trên toàn cầu) có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.


Khu vực màu đỏ bị ô nhiễm không khí nặng nhất. (Ảnh: WHO).

Tiến sĩ Flavia Bustreo, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Ô nhiễm không khí tiếp tục đe dọa sức khỏe của bộ phận dễ bị tổn thương, nhất là phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi". Gần 90% ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí xảy ra ở khu vực có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Mô hình kiểm định chất lượng không khí của WHO cho thấy 92% dân số thế giới đang sống ở những nơi chứa hạt vật chất có đường kính dưới 2,5 micromet (PM2.5) vượt quá giới hạn cho phép. Khuyến cáo của WHO về khối lượng hạt vật chất PM2.5 là 10mg/m3 không khí.


PM2.5 bao gồm các chất ô nhiễm như sulfat, nitrat và carbon màu đen đe dọa tới tính mạng con người khi thâm nhập sâu vào phổi và tim mạch. (Ảnh: Dailymotion).

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bao gồm khí thải của các phương tiện giao thông, sản phẩm của nhiên liệu làm chất đốt ở các gia đình, khí thải từ nhà máy công nghiệp,...Tuy nhiên, không phải tất cả ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ hoạt động của con người mà những cơn bão bụi (ở khu vực gần sa mạc) cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng không khí.

Tiến sĩ Mari Neira, Giám đốc WHO lên tiếng: "Cần phải nhanh chóng giải quyết các vấn đề về ô nhiễm không khí trước khi quá muộn". Biện pháp được đưa ra là phát triển giao thông bền vững ở các thành phố, quản lý chất thải rắn, tích cực sử dụng nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên và đặc biệt phải giảm thiểu khí thải công nghiệp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News