99,99% rác nhựa trên biển hóa ra nằm sâu dưới đại dương mà chúng ta không hề biết

Mọi người thưởng chỉ nhìn thấy rác thải nhựa trôi nổi trên mặt biển nhưng ít ai ngờ, phần lớn rác thải nhựa đang chìm sâu dưới đáy biển và khó có thể dọn sạch.

Con người đang dần nhận thức rõ hơn về tình trạng rác thải trên biển. Thậm chí giờ đây đang tồn tại hẳn một hòn đảo rác khổng lồ ở giữa Thái Bình Dương.

99,99% rác nhựa trên biển hóa ra nằm sâu dưới đại dương mà chúng ta không hề biết
99,99% số rác thải nhựa đang ẩn giấu sâu dưới đáy đại dương.

Hòn đảo "rác" này hiện có diện tích lớn hơn cả ba nước Đức, Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Số mảnh rác nhựa tích lũy của hòn đảo này lên tới 1,8 ngàn tỷ và đã gây ra cái chết cho hơn 100 ngàn động vật biển mỗi năm. Phần lớn số rác tại đây chủ yếu trôi nổi từ sông ra đại dương.

Tuy nhiên số rác trôi nổi đó thực sự chưa phải là tất cả số rác đang tồn tại trên đại dương. Theo các nhà khoa học từ Đại học Newcastle, Anh tiết lộ, 99,99% số rác thải nhựa đang ẩn giấu sâu dưới đáy đại dương.

Do dòng chảy đại dương nên rác thải nhựa thường dồn về các đảo lớn. Hầu hết lượng rác thải nhựa trên biển xuất phát từ các con sông lớn ở những khu vực kém phát triển trên thế giới. Sau đó chúng trôi nổi và hợp thành một mảng rác khổng lồ.

Mặc dù vậy theo mô hình tính toán mới nhất, chỉ có khoảng 246 ngàn tấn trong tổng 393 triệu tấn nhựa đang trôi nổi trên bề mặt biển. Điều đó có nghĩa là 99,99% số rác thải nhựa còn lại đang chìm dưới đáy biển. Thông qua mô hình máy tính, các nhà khoa học nhận thấy có một lượng rác lớn nằm dưới các rãnh sâu trên Vịnh Guinea, ngoài khơi bờ biển Nigeria.

99,99% rác nhựa trên biển hóa ra nằm sâu dưới đại dương mà chúng ta không hề biết
Thông thường nhựa sẽ trôi nổi trên mặt nước.

Khi chìm xuống đáy biển, trầm tích sẽ che phủ số rác này và con người khó có thể tìm thấy. Dù bị che phủ nhưng rác thải nhựa vẫn sẽ gây ô nhiễm cho hệ sinh thái biển. Nhựa khi chìm xuống đáy biển có thể gây hại cho nhiều loài sinh vật sống ở tầng đáy vì tưởng lầm là thức ăn.

Bên cạnh việc không thể tiêu hóa nhựa, nhiều loại rác còn giống như một cái bẫy nhốt giữ các loài sinh vật khiến chúng bị chết vì không thể kiếm ăn.

Hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, nhựa nhẹ như vậy thì tại sao lại có thể chìm được xuống đáy biển? Đó là cả một quá trình dài. Thông thường nhựa sẽ trôi nổi trên mặt nước. Tuy nhiên sau một thời gian, tảo bắt đầu phát triển bao quanh chúng và vô tình khiến mảnh nhựa trở nên nặng hơn và chìm xuống đáy biển.

Giới khoa học ước tính, có khoảng 5-36 triệu tấn nhựa chìm xuống đáy biển mỗi năm. Nhà khoa học Alethea Mountford cho biết: "Có rất nhiều sinh vật sống ở đáy biển, vùi sâu trong lớp trầm tích. Chúng có thể ăn phải nhựa và các hóa chất giải phóng ra từ nhựa có thể gây hại cho khả năng sinh sản, nguồn thức ăn của chúng".

99,99% rác nhựa trên biển hóa ra nằm sâu dưới đại dương mà chúng ta không hề biết
Rác còn giống như một cái bẫy nhốt giữ các loài sinh vật khiến chúng bị chết vì không thể kiếm ăn.

Được biết, các nhà khoa học đã xây dựng mô hình máy tính trên bằng cách sử dụng thông tin mới nhất về ô nhiễm nhựa trên toàn cầu. Họ đã tính đến sự khác biệt về các loại nhựa và dòng hải lưu trên biển.

Kết quả nghiên cứu cuối cùng lại khiến bức tranh về ô nhiễm biển thêm phần tồi tệ hơn với con số 99,99% rác thải nhựa đang chìm sâu dưới đáy biển. Có lẽ giới khoa học và các nhà hoạch địch chính sách sẽ không khỏi bàng hoàng khi nghe thông tin này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Siêu bão Mangkhut suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền Trung Quốc

Siêu bão Mangkhut suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền Trung Quốc

Hồi 04 giờ ngày 17/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Đăng ngày: 17/09/2018
Viện phó lý giải siêu bão Mangkhut không vào Việt Nam

Viện phó lý giải siêu bão Mangkhut không vào Việt Nam

Phó viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Viện KHKTTV&BĐKH) Mai Văn Khiêm đưa ra lý giải về quỹ đạo của siêu bão Mangkhut.

Đăng ngày: 17/09/2018
Bão Mangkhut đã đổ bộ Hong Kong với từng cột sóng cao đến 14m

Bão Mangkhut đã đổ bộ Hong Kong với từng cột sóng cao đến 14m

Hơn 20 cây trong thành phố đều đã bị đổ xuống khi siêu bão lịch sử này càn quét qua Hong Kong vào sáng nay (16/9).

Đăng ngày: 16/09/2018
Vì sao hàng loạt siêu bão bất ngờ xuất hiện trên khắp thế giới?

Vì sao hàng loạt siêu bão bất ngờ xuất hiện trên khắp thế giới?

Theo RT, siêu bão Florence đã bắt đầu đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền đông nước Mỹ. Một cơn bão khác mang tên Helene, đang hình thành ở phía đông đại dương và di chuyển về hướng châu Âu.

Đăng ngày: 16/09/2018
Siêu bão Mangkhut hạ 2 cấp sau khi càn quét Philippines, tiến nhanh hơn vào biển Đông

Siêu bão Mangkhut hạ 2 cấp sau khi càn quét Philippines, tiến nhanh hơn vào biển Đông

Hồi 04 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc Biển Đông, cách Ma Cao (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông Đông Nam.

Đăng ngày: 16/09/2018
Lý do chúng ta nên phân loại rác thủy tinh

Lý do chúng ta nên phân loại rác thủy tinh

Chúng ta thường được tuyên truyền về sự cần thiết phải phân loại rác nhựa. Tuy nhiên, bạn có biết rằng việc phân loại chai lọ thủy tinh cũng rất quan trọng không?

Đăng ngày: 15/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News