Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn
Chính quyền Ai Cập hôm 13/7 đã mở cửa 2 kim tự tháp cổ ở phía nam thủ đô Cairo, công bố phát hiện về nhiều cỗ quách với các xác ướp được bảo quản tốt.
Theo AFP, Bộ trưởng Cổ vật Khaled al-Anani nói với các phóng viên rằng kim tự tháp Bent của vua Sneferu, pharaoh đầu tiên thuộc vương triều thứ tư của Ai Cập cổ đại, và một kim tự tháp khác gần đó sẽ được mở cửa trở lại cho công chúng lần đầu tiên kể từ năm 1965.
Ông Al-Anani cũng cho biết một nhóm các nhà khảo cổ đã phát hiện những cỗ quan tài chưa được mở và một bức tường có niên đại từ thời kỳ Trung Vương quốc cách đây 4.000 năm.
Chúng được phát hiện trong quá trình khai quật tại nghĩa địa hoàng gia Dahshur ở bờ tây sông Nile, nơi có những kim tự tháp cổ xưa nhất Ai Cập.
Người dân tụ tập xung quanh kim tự tháp Bent của pharaoh Sneferu trong ngày chính quyền Ai Cập mở cửa di tích này. (Ảnh: AFP).
"Một số cỗ quách bằng đá, đất nung và gỗ đã được tìm thấy, và trong số này có những xác ướp trong tình trạng tốt", ông Al-Anani cho biết trong một thông báo.
Trong khi đó, bức tường cổ xưa dài 60 mét và nằm ở phía nam kim tự tháp của vua Amenemhat II, pharaoh của vương triều thứ 12.
Các phát hiện cũng bao gồm mặt nạ để thực hiện tang lễ, cũng như các công cụ có từ thời kỳ Hậu nguyên - giai đoạn kéo dài 300 năm cho đến khi Alexander Đại đế chinh phục Ai Cập năm 332 trước Công nguyên - được sử dụng để cắt xẻ đá, theo Bộ Cổ vật Ai Cập.
Trong những năm gần đây, Ai Cập đang nỗ lực thúc đẩy các dự án khai quật và khám phá trên cả nước để hồi sinh ngành du lịch, vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc nổi dậy năm 2011 trong phong trào Mùa xuân Arab, khiến chính quyền Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
