Ai Cập phát hiện nhà tang lễ cổ đại thuộc thời kỳ Ptolemaic và La Mã

Quan chức Cục Cổ vật Ai Cập cho biết nền của nhà tang lễ trên thuộc thời kỳ Ptolemaic và thời La Mã được xây dựng bằng vôi vữa màu và được trang trí bằng gạch lát có nhiều màu sắc.

Phái đoàn khảo cổ Ai Cập ngày 1/12 cho biết đã phát hiện một tòa nhà/cấu trúc tang lễ lớn có niên đại thuộc thời kỳ Ptolemaic và thời La Mã, tại địa điểm khảo cổ Garza ở thành phố Fayoum của nước này.

Ai Cập phát hiện nhà tang lễ cổ đại thuộc thời kỳ Ptolemaic và La Mã
Nhà tang lễ có niên đại thuộc thời kỳ Ptolemaic và thời La Mã. (Nguồn: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập).

Đây là mùa khai quật thứ 10 của phái đoàn khảo cổ Ai Cập tại Garza kể từ năm 2016.

Làng Garza, trước đây được biết đến với tên gọi là làng Philadelphia, được thành lập vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên trong dự án khai hoang nông nghiệp do Vua Ptolemy II thực hiện ở vùng Fayoum.

Việc thành lập ngôi làng này nhằm đảm bảo nguồn lương thực cho vương quốc Ai Cập và cho cả người dân Hy Lạp cũng như Ai Cập cổ đại.

Người đứng đầu Cục Cổ vật Ai Cập thuộc khu vực miền Trung nước này Adel Okasha cho biết nền của nhà tang lễ trên được xây dựng bằng vôi vữa màu và được trang trí bằng gạch lát có nhiều màu sắc.

Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng phát hiện 4 cột trụ ở khu vực lân cận cấu trúc tang lễ này.

Cũng theo ông Okasha, ngoài nhà tang lễ nói trên, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một số bức chân dung, thường được gọi là chân dung Fayoum.

Ông Okasha khẳng định rằng đây là những bức chân dung đầu tiên được khám phá kể từ khi nhà khảo cổ học người Anh Flinders Petrie khai quật được một số hiện vật tương tự vào năm 1907, do đó đây là một trong những khám phá khảo cổ học quý giá nhất trong mùa khai quật năm nay.

Trong khi đó, theo người đứng đầu phái đoàn khảo cổ Ai Cập Basem Jihad, trong quá trình khai quật tại Garza, phái đoàn này đã phát hiện một số quan tài theo phong cách Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.

Ông Jihad cho biết thêm những phát hiện mới và nhiều khám phá trước đây tại địa điểm khảo cổ này cho thấy sự kết hợp giữa kiến trúc và đồ tạo tác của cả hai nền văn minh Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Cô gái lai" xuất hiện ở Nga thuộc về loài người ma chưa từng biết đến

Bất ngờ hơn, loài người ma của cô gái bí ẩn 50.000 tuổi chưa hề biết mất. Họ vẫn tồn tại lẩn khuất trong chính dòng máu của chúng ta.

Đăng ngày: 04/12/2022
Phát hiện loài khủng long giống chim cánh cụt lai ngỗng

Phát hiện loài khủng long giống chim cánh cụt lai ngỗng

Bộ xương hóa thạch gần như hoàn chỉnh hé lộ khủng long Natovenator polydontus có cơ thể thuôn dài, giúp chúng dễ dàng di chuyển trong nước.

Đăng ngày: 03/12/2022
Hóa thạch 76,5 triệu năm tiết lộ tổ tiên của khủng long T-rex

Hóa thạch 76,5 triệu năm tiết lộ tổ tiên của khủng long T-rex

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài khủng long ăn thịt chưa từng được biết tới, có thể là tổ tiên của khủng long bạo chúa.

Đăng ngày: 03/12/2022
Phục dựng được gương mặt người phụ nữ Na Uy 800 năm trước

Phục dựng được gương mặt người phụ nữ Na Uy 800 năm trước

Sử dụng bộ xương khai quật cuối thể kỷ 13, các nhà nghiên cứu tạo ra mô hình phục dựng hình dáng của người phụ nữ thời Trung Cổ.

Đăng ngày: 02/12/2022
Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa

Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Đăng ngày: 02/12/2022
Tìm thấy tranh tường 1.000 năm tuổi bị thất lạc ở Peru

Tìm thấy tranh tường 1.000 năm tuổi bị thất lạc ở Peru

Các nhà khảo cổ tái khám phá một bức bích họa thời tiền Colombia mà họ chỉ thấy qua ảnh đen trắng chụp cách đây hơn một thế kỷ.

Đăng ngày: 02/12/2022
Tìm thấy loài người

Tìm thấy loài người "ma" bí ẩn ở Tây Phi

Gene di truyền từ một loài hominin bí ẩn được xác định ở một số quần thể thuộc Tây Phi.

Đăng ngày: 01/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News