Ai Cập phát hiện nhà thờ đá cổ gần 4.000 năm tuổi
Một nhóm các nhà khảo cổ học thuộc Bộ Cổ vật và Di sản Ai Cập vừa phát hiện một nhà thờ bằng đá có niên đại gần 4.000 năm trước đây tại tỉnh Sohag, ở vùng Thượng Ai Cập.
Bộ trưởng Cổ vật và Di sản Ai Cập Mamdouh El-Damaty ngày 2/7 cho biết di tích nói trên được bảo quản trong tình trạng rất tốt và phát lộ tại khu vực Arabet Abydos, chỉ cách đền thờ Seti I - vị Pharaoh thứ hai thuộc Vương triều thứ 19 trị vì Ai Cập từ năm 1291 đến năm 1278 trước Công nguyên - khoảng 150m về phía Bắc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: edition.cnn.com)
Theo người đứng đầu bộ phận cổ vật cổ đại thuộc Bộ Cổ vật và Di sản Ai Cập Ali El-Asfar, công trình được xây dựng dưới thời Mentuhotep II, vị Pharaoh thứ sáu của Vương triều thứ 11 trị vì Ai Cập từ năm 2045 - năm 1995 trước Công nguyên.
Công việc khai quật đã được tiến hành sau khi cảnh sát du lịch bắt quả tang một số người dân địa phương đang tiến hành đào bới bất hợp pháp nhằm tìm kiếm cổ vật.
Kết quả nghiên cứu ban đầu về các văn tự bằng chữ tượng hình khắc trên các bức tường của di tích cho thấy công trình bằng đá này được Mentuhotep II cho xây dựng để thờ thần Osiris cai quản Địa ngục cùng vị thần của Sohag là Khenti-Amenty.
Hiện các nhà khoa học đang tiến hành phục chế di tích này do một số bản khắc bị nước ngầm làm hư hại.
Bộ trưởng El-Damaty khẳng định đây là một phát hiện rất quan trọng, giúp hiểu biết thêm về lịch sử Pharaoh Mentuhotep II. Cũng theo ông El-Damaty, các di tích thời Mentuhotep II rất hiếm thấy tại thành phố linh thiêng Abydos, mặc dù trước đó vị Pharaoh này đã cho xây dựng nhiều công trình tôn giáo tại đây nhằm củng cố quyền lực bằng cách thể hiện chân dung mình giống vị thần Khenti-Amenty.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
