Ai Cập phát hiện nhiều khu lăng mộ cổ thời Pharaoh
Một nhóm các nhà khảo cổ học người Ai Cập vừa khai quật 2 khu lăng mộ có niên đại cách đây 3.100 năm tại di chỉ khảo cổ Sakkara, nằm cách cụm Kim tự tháp Giza khoảng 25km về phía Nam.
>>> Phát hiện lăng mộ lớn trong nghĩa địa cổ ở Ai Cập
Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mohamed Ibrahim cho biết 2 khu lăng mộ này thuộc Paser - người giữ kho văn thư lưu trữ của quân đội đồng thời là sứ thần của vương triều thứ 20 thời Tân Vương quốc (1189-1077, trước Công Nguyên), và Ptahmes - nhà lãnh đạo quân đội và là người trông coi ngân khố hoàng gia dưới thời các Pharaoh và Seti I và Ramses II.
Theo ông Ibrahim, việc phát hiện 2 khu lăng mộ cổ bằng đá vôi và gạch này có ý nghĩa rất quan trọng. Cách thức bố trí và thiết kế nội thất của chúng giúp hiểu thêm về các lăng mộ thời kỳ Tân Vương quốc (1580-1080 trước Công nguyên).
Từ trước đến nay, các lăng mộ cổ được phát hiện tại Ai Cập chỉ có 2 kiểu kiến trúc, gồm cấu trúc lộ thiên hình tứ giác có mái bằng và cấu trúc khoét trong khối đá. Tuy nhiên, hai khu lăng mộ này lại có kiến trúc hình đền với chóp hình tháp.
Ảnh: worldreviewer.com
Phát hiện mới nói trên cho thấy mối quan hệ chính trị giữa Ai Cập với các nước vùng Viễn Đông vào thời kỳ đó, cũng như tầm quan trọng của Sakkara, khu chôn cất của các Pharaoh nằm gần kinh đô cổ Memphis dưới thời Cổ Vương quốc (2.815-2.400 năm trước Công nguyên).
Theo đó, mặc dù kinh đô đã được chuyển tới Luxor ở vùng Thượng Ai Cập, Memphis vẫn là thủ phủ hành chính và là trung tâm quân sự quan trọng dưới thời Tân Vương quốc.
Việc phục chế 2 khu lăng mộ nói trên và khu chôn cất tại Sakkara sẽ giúp thu hút khách du lịch tới địa điểm này nhằm khám phá các lăng mộ thời Cổ Vương quốc cũng như các khu lăng mộ thời Tân Vương quốc với hình dáng và kiến trúc khác biệt so với các khu lăng mộ Pharaoh tại Luxor.
Trưởng nhóm khảo cổ Ola El-Egezy cho biết, 2 khu lăng mộ này bắt đầu được khai quật vào năm 2012. Tuy nhiên, trước đó các nhà khảo cổ học đã biết đến khu lăng mộ của Ptahmes thông qua các bức ảnh và tư liệu cổ.
Năm 1830, một nhà thám hiểm người Pháp từng chụp được các bức ảnh về cảnh săn bắn tại khu lăng mộ này. Từ đó, một phần khu lăng mộ bị chôn vùi dưới cát song phần lớn các hiện vật đã bị cướp phá.
Một số hiện vật của khu lăng mộ này hiện đang được trưng bày tại các bảo tàng ở Hà Lan, Mỹ, Đức cũng như Viện Bảo tàng Ai Cập ở Cairo.
Theo người đứng đầu bộ phận cổ vật cổ đại thuộc Bộ Cổ vật Ali El-Asfar, mặc dù việc xây dựng 2 khu lăng mộ này vẫn chưa hoàn tất song chúng lại rất đặc biệt với những họa tiết trang trí và hoạt cảnh khắc chìm được bảo quản rất tốt.
Dự kiến, hai khu lăng mộ cổ này sẽ sớm được phục chế và mở cửa đón khách tham quan từ tháng 10 tới.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
