Thông tin mới về vụ hổ tự nhiên xuất hiện ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Ngày 10-8, Ban Quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - cho biết đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm VQG này tiến hành đặt bẫy ảnh tại khu vực rừng mà người dân phản ánh có hổ tự nhiên xuất hiện.


Cơ quan chức năng đã đặt bẫy ảnh để xác minh thông tin hổ tự nhiên xuất hiện ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng - (ảnh minh họa)

Như PV đưa tin, mới đây, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tiếp nhận thông tin từ một người dân trình báo đã gặp hổ tự nhiên khi đi sâu vào rừng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để thám hiểm.

Người này cho biết vị trí gặp hổ tự nhiên là ở Km24 trên đường 20 Quyết Thắng, con đường độc đạo chạy băng rừng từ đường Hồ Chí Minh – nhánh Tây lên 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch thuộc lâm phận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Khi gặp hổ, do hoảng sợ, anh đã leo lên cây cao để tránh bị hổ tấn công và đánh tiếng. Sau vài phút con hổ cũng lao vào rừng sâu. Người đàn ông này liền bỏ chuyến thám hiểm du lịch về báo lại sự việc gặp hổ với lãnh đạo Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã chỉ đạo lực lượng Hạt Kiểm lâm vào hiện trường truy tìm dấu vết.


Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với những ngọn núi đá vôi trùng điệp.

Để xác minh chính xác thông tin và có cơ sở khoa học, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giao Hạt Kiểm lâm tiến hành đặt bẫy ảnh tại khu vực rừng mà người dân phản ánh có hổ xuất hiện và các khu vực lân cận. Thời gian cho kết quả đặt bẫy ảnh vào khoảng cuối tháng 8-2022.

Được biết, bẫy ảnh là công cụ nghiên cứu và giám sát động vật hoang dã, góp phần bảo tồn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Bẫy ảnh sẽ thu thập, lưu lại được những hình ảnh mới lạ về các loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo Ban Quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thì hàng chục năm nay, Việt Nam chưa ghi nhận dấu hiệu nào còn hổ trong tự nhiên. Nếu trường hợp người nhìn thấy hổ này là đúng, sẽ là một phát hiện "động trời" cho giới bảo tồn hổ.

Theo Trung tâm Bảo vệ Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) thì bức ảnh chụp được hổ cuối cùng ở Việt Nam là từ năm 1998. Đã 24 năm, giới bảo tồn động vật hoang dã không thu thập được bằng chứng, dấu tích nào của hồ trong tự nhiên. Dù vậy, khi phỏng vấn thì một số người dân vẫn nói có dấu vết của hổ, nhưng chưa được xác nhận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 17/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
“Gan lì cóc tía

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này

Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Đăng ngày: 11/05/2025
Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê

Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News