Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Một thành phố hơn 3.400 tuổi và bị chôn vùi trong cát đã được phát hiện ở Luxor phía nam Ai Cập – ông Zahi Hawass, người đứng đầu phái bộ khảo cổ ở Ai Cập cho biết.

Theo ông Zahi Hawass, thành phố trên được xây dựng vào khoảng thời gian của pharaoh Amenhotep II thuộc Vương triều thứ 18 (khoảng 1388 – 1351 trước công nguyên) và đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ sau đó cho đến thời kỳ trị vì của pharaoh Tutankhamun (khoảng 1332-1323 trước công nguyên).

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát
Thành phố cổ hơn 3.000 năm ở Ai Cập.

Ông Hawass nhấn mạnhthành phố này được gọi là Ascension of Aton và là khu định cư hành chính và công nghiệp lớn của đế chế Ai Cập trên bờ Tây sông Nile ở Luxor. Thậm chí hồi đó, thành phố cũng bị chia cắt bởi các đường phố và các tòa nhà cao tới 3 mét”.

Các cuộc khai quật bắt đầu vào tháng 9/2020 và nhằm khám phá ngôi đền của Tutankhamun.

“Các tòa nhà làm từ gạch bắt đầu nhô lên khỏi cát trong vài tuần nữa, chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra mức độ khổng lồ của thành phố mà chúng tôi đang chứng kiến. Nó được bảo quản tốt, những ngôi nhà gần như còn nguyên vẹn, nhiều phòng vẫn chứa đầy đồ gia dụng như thể người dân chỉ rời đi và bỏ lại mọi thứ” – ông Hawass nói và cho biết hàng nghìn năm qua, các lớp khảo cổ chưa hề được chạm tới.

Các nhà khảo cổ đã cố gắng xác nhận rằng có 3 cung điện của vua Amenhotep III trong thành phố cũng như trung tâm hành chính và công nghiệp của đế chế. Gốm màu, gạch đất sét với con dấu cuả vua, đồ trang sức, bùa hộ mệnh hình vảy cá và các đồ tạo tác khác sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được lịch sử và cách sống của thành phố này.

Các chuyên gia kết luận rằng việc tiếp tục khai quật sẽ cho phép những nhà khảo cổ tiếp cận với hoạt động ban đầu của thành phố. Việc nghiên cứu nó sẽ trở thành tư liệu quý giá để hiểu sâu hơn về cuộc sống bình thường của người Ai Cập cổ đại. Đến nay, chỉ 1/3 thành phố được khai quật và công việc chính vẫn ở phía trước, bao gồm lãnh thổ nơi có thể có đền thờ vua Tutankhamun.

Một số hình ảnh về cuộc khai quật thành phố cổ:

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Giếng cổ Chiến Quốc có thiết kế hình bằng gỗ theo hình chín cạnh rất đặc biệt, thể hiện sự khéo léo và tinh xảo trong kiến trúc xây dựng của người thời đó.

Đăng ngày: 08/04/2021
Choáng với

Choáng với "quái ngư" 423 triệu tuổi có xương là… những cục pin

Hóa thạch một quái ngư kỷ Silur được thiên nhiên bảo quản nguyên vẹn đến kinh ngạc đã giúp các nhà khoa học tìm ra bước nhảy vọt ngoạn mục trong sự tiến hóa xương ở động vật.

Đăng ngày: 08/04/2021
Tìm thấy bản đồ cổ nhất châu Âu khắc trên phiến đá 4.000 năm

Tìm thấy bản đồ cổ nhất châu Âu khắc trên phiến đá 4.000 năm

Phiến đá thời Đồ Đồng khai quật năm 1900 là bản đồ khu vực ven sông Odet dài gần 30 km.

Đăng ngày: 08/04/2021
Bí mật ngôi mộ cổ bích họa quý hiếm nhất trong lịch sử khảo cổ cuối cùng cũng được tiết lộ

Bí mật ngôi mộ cổ bích họa quý hiếm nhất trong lịch sử khảo cổ cuối cùng cũng được tiết lộ

Lăng mộ được cho là đẹp nhất thế giới với quan tài được làm từ gỗ gụ sơn mài quý hiếm hàng đầu vừa được tìm thấy nguyên vẹn sau hàng ngàn năm.

Đăng ngày: 08/04/2021
2 triệu năm trước, con người đã ăn gì?

2 triệu năm trước, con người đã ăn gì?

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tel Aviv (TAU) cho biết con người thời kỳ đồ đá là những kẻ săn mồi đỉnh cao, chỉ chuyển sang chế độ ăn uống dựa trên thực vật hơn 85.000 năm trước.

Đăng ngày: 07/04/2021
Chiêm ngưỡng báu vật bằng vàng tuyệt đẹp thời Trung cổ được phát hiện ở Wales

Chiêm ngưỡng báu vật bằng vàng tuyệt đẹp thời Trung cổ được phát hiện ở Wales

Chiếc nhẫn vàng khắc hình đầu lâu là một trong 9 báu vật thời Trung cổ và hậu Trung cổ tuyệt đẹp được tìm thấy ở Wales.

Đăng ngày: 07/04/2021
Phát hiện

Phát hiện "quái vật" 500 triệu tuổi thở bằng chân, phủ "vàng của kẻ ngốc"

Được thiên nhiên phủ một hợp chất đặc biệt gọi là vàng của kẻ ngốc, 2 hóa thạch của bọ ba thùy (trilobites) đã thành vàng thật đối với giới cổ sinh vật học bởi độ toàn vẹn đáng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 06/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News