Người xưa thường dùng nến đọc sách trong đêm nhưng vì sao không ai bị cận thị?

Chúng ta – những người hiện đại - thường nghe vô số câu chuyện về các tấm gương hiếu học, "mài kinh nấu sử", ngày đêm rèn luyện. Thời xưa, người ta chủ yếu dùng ánh đèn nến để đọc sách, đó là với những gia đình khá giả, còn với những anh học trò nghèo thì còn dùng tới ánh trăng hay ánh sáng từ đom đóm.

Học tập trong điều kiện ánh sáng kém như vậy, tại sao họ không bị cận thị?

Có một điều phải khẳng định là, học tập dưới môi trường ánh sáng kém trong một thời gian dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị lực nhưng điều kiện học tập thời xưa không giống như ngày nay, cho nên việc bị cận là rất khó xảy ra.

Người xưa thường dùng nến đọc sách trong đêm nhưng vì sao không ai bị cận thị?
Trong xã hội phong kiến xưa, số người đọc sách cũng ít thì tỉ lệ bị cận cũng thấp.

Trong xã hội phong kiến xưa, người dân đa số là mù chữ, chỉ có một số con cái gia đình giàu có mới có điều kiện đi học. Vậy nên số người đọc sách cũng ít thì tỉ lệ bị cận cũng thấp.

Thứ hai, do hoàn cảnh thời xưa không hiện đại như ngày nay, ban đêm không có nhiều loại đèn sáng như ban ngày như đèn compact, ra đường cũng ít người đem theo đèn, mà đèn thời xưa cũng là đèn dầu, ánh sáng yếu. Người xưa lớn lên trong điều kiện ánh sáng yếu như vậy thì mắt cũng dần quen với thứ ánh sáng đó.

Một yếu tố quan trọng phải kể đến là chiếc bút. Bút mà người xưa dùng là bút lông, rất dài, khi viết thì đầu phải ngẩng cao, mắt xa trang giấy, chữ viết thời xưa cũng to hơn bây giờ, dễ nhìn hơn, những điều này đã góp phần làm giảm nguy cơ cận thị.

Sự khác biệt cơ bản còn phải kể đến việc ngày nay người ta sử dụng nhiều sản phẩm điện tử như điện thoại, ti vi, máy tính… có ảnh hưởng đáng kể đến thị lực, góp phần làm tăng tỉ lệ người bị cận thị.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao con đỉa lại hút máu?

Vì sao con đỉa lại hút máu?

Đỉa là loài sống dưới nước hoặc trên cạn, kiếm ăn bằng cách hút máu cá, ếch, thằn lằn, chim... Nếu có cơ hội, những động vật lớn hơn, như con người, cũng có thể bị tấn công.

Đăng ngày: 17/05/2021
Tại sao người Nga cổ đại lại có truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày?

Tại sao người Nga cổ đại lại có truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày?

Sở dĩ có tên là đền thờ 1 ngày là bởi thời gian xây dựng chỉ mất 1 ngày mà thôi, thông thường các công trình này là do một cộng đồng cùng chung tay thực hiện với thiết kế đơn giản và quy mô nhỏ.

Đăng ngày: 14/05/2021
Tất cả chúng ta đều là những bệnh nhân tâm thần vào ban đêm? Nhưng tại sao điều đó lại tốt cho bạn?

Tất cả chúng ta đều là những bệnh nhân tâm thần vào ban đêm? Nhưng tại sao điều đó lại tốt cho bạn?

Nếu bạn thấy bản thân mình bay lên và các định luật vật lý bị đảo lộn, rõ ràng là bạn đang hoang tưởng.

Đăng ngày: 14/05/2021
Tại sao có 1600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ Baikal mà không ai trục vớt?

Tại sao có 1600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ Baikal mà không ai trục vớt?

Một kho báu khổng lồ của Sa Hoàng Nicholas II vẫn nằm yên lặng hàng trăm năm dưới đáy hồ Baikal.

Đăng ngày: 13/05/2021
Vì sao Nhật Bản ít thùng rác?

Vì sao Nhật Bản ít thùng rác?

Việc một đất nước nổi tiếng sạch sẽ như Nhật Bản lại rất ít thùng rác khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

Đăng ngày: 13/05/2021
Vì sao bạn nên đặt một nhánh tỏi dưới gối khi ngủ?

Vì sao bạn nên đặt một nhánh tỏi dưới gối khi ngủ?

Đặt một nhánh tỏi dưới gối không chỉ giúp giảm nghẹt mũi, cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.

Đăng ngày: 13/05/2021
Tại sao chúng ta thích ăn hàu sống? Khi bỏ hàu vào miệng chúng có thực sự còn sống hay không?

Tại sao chúng ta thích ăn hàu sống? Khi bỏ hàu vào miệng chúng có thực sự còn sống hay không?

Hàu đã trở thành một món ăn dành cho con người từ thời kỳ đồ đá. Nhưng ngày đó, tổ tiên của chúng ta chỉ ăn hàu chín.

Đăng ngày: 13/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News