Ai Cập phát hiện thêm 27 pho tượng nữ thần chiến tranh Sekhmet

Các nhà khảo cổ đã phát hiện 27 bức tượng của nữ thần chiến tranh Sekhmet mang đầu hình sư tử khi tiến hành khai quật đền thờ Pharaoh Amenhotep III ở khu vực Kom El-Hettan, phía Tây thành phố Luxor, miền Nam Ai Cập.

Công tác khai quật khu vực này thuộc Dự án Bảo tồn đền thờ Pharaoh Amenhotep III.

Theo phóng viên tại Cairo ngày 3/12, Tổng Thư ký Hội đồng Khảo cổ học Ai Cập tối cao, ông Mostafa Waziri cho biết các bức tượng này được tạc bằng đá đen có chiều cao tối đa khoảng 2m.

Một số pho tạc nữ thần Sekhmet ngồi trên ngai vàng cầm "chìa khóa cuộc sống" trong tay trái, trong khi một số pho khác tạc nữ thần trong tư thế đứng và cầm một cây quyền trượng hình cây papyrus ở trước ngực.

Ai Cập phát hiện thêm 27 pho tượng nữ thần chiến tranh Sekhmet
Bức tượng nữ thần Sekhmet được trưng bày trong triển lãm Les maitres du desordre. (Nguồn: AFP).

Đầu của nữ thần chiến tranh Sekhmet đội vương miện là một chiếc đĩa Mặt Trời và trên trán có một con rắn linh thiêng (Uraeus) nhằm bảo vệ các Pharaoh trước kẻ thù.

Hầu hết các pho tượng gần như hoàn chỉnh, có 1 pho thiếu bàn chân và phần chân đế.

Những bức tượng không bị vùi sâu trong lòng đất còn ở tình trạng tốt, trong khi một số pho khác bị hư hại do nước ngầm và muối phá hủy bề mặt.

Theo các chuyên gia, các tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao và giá trị khảo cổ học rất lớn.

Trước mắt, các pho tượng hiện đang được phục dựng, làm sạch và khử muối. Sau đó, tất cả sẽ được đưa trở lại nơi khai quật ban đầu khi Dự án Bảo tồn đền thờ Pharaoh Amenhotep III được hoàn tất.

Trong khuôn khổ dự án được triển khai từ năm 1998 này, đến nay các nhà khảo cổ học đã khai quật được khoảng 287 pho tượng nữ thần Sekhmet.

Đền thờ Pharaoh Amenhotep III thuộc triều đại thứ 18 (1580-1314 trước Công nguyên) là đền thờ lớn nhất dành cho một vị Pharaoh Ai Cập.

Đây đã từng là một công trình kiến trúc tuyệt vời với một số lượng lớn chưa từng thấy tượng các vị thần và nhân vật trong triều đại, trong đó có hàng trăm bức tượng nữ thần Sekhmet.

Nữ thần Sekhmet gắn liền với chiến tranh và sự báo thù, đại diện cho thế lực đen tối của Mặt trời.

Bà là một trong bộ 3 vị thần của kinh đô cổ Memphis bao gồm thần Sekhmet, thần Ptah và Pharaoh Ramses II.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ tìm thấy đầu tượng nhân sư khổng lồ ở Mỹ

Bất ngờ tìm thấy đầu tượng nhân sư khổng lồ ở Mỹ

Đầu tượng nhân sư bằng thạch cao còn hoàn toàn nguyên vẹn và nặng tới 136kg.

Đăng ngày: 04/12/2017
Phát hiện bất ngờ về xác ướp sư tử 55.000 năm tuổi ở Siberia

Phát hiện bất ngờ về xác ướp sư tử 55.000 năm tuổi ở Siberia

Xác sư tử Siberia 55.000 năm tuổi còn nguyên vẹn qua đời khi mới chỉ được một đến hai ngày tuổi, theo phát hiện mới của các nhà nghiên cứu.

Đăng ngày: 03/12/2017
Phát hiện hàng trăm trứng thằn lằn bay 120 triệu năm ở Trung Quốc

Phát hiện hàng trăm trứng thằn lằn bay 120 triệu năm ở Trung Quốc

Các nhà khoa học tìm thấy 215 quả trứng hóa thạch của loài thằn lằn bay Hamipterus tianshanensis ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, Guardian hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 02/12/2017
Vũ khí tinh xảo của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

Vũ khí tinh xảo của đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng

Hơn 8.000 tượng chiến binh đất nung có kích thước bằng người thật được phát hiện trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Trung Quốc, vào năm 1974.

Đăng ngày: 30/11/2017
Các chuyên gia xác định năm xây mộ Chúa Jesus thế nào?

Các chuyên gia xác định năm xây mộ Chúa Jesus thế nào?

Manh mối từ lớp vôi vữa hé lộ ngôi mộ lưu giữ thi hài Chúa Jesus theo truyền thuyết có niên đại 1.700 năm, vượt xa suy đoán trước đây.

Đăng ngày: 30/11/2017
Phát hiện công xưởng chế tác rìu đá có niên đại hơn 5.000 năm ở Gia Lai

Phát hiện công xưởng chế tác rìu đá có niên đại hơn 5.000 năm ở Gia Lai

Sáng 27/11, tại Bảo tàng tỉnh (TP. Pleiku), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh phối hợp cùng Viện Khảo cổ học tổ chức Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Làng Gà 7.

Đăng ngày: 29/11/2017
Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại

Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại

Một xác ướp tí hon dài 20 inch (52cm) với niên đại từ năm 600 trước Công nguyên đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong suốt hơn 40 năm qua.

Đăng ngày: 28/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News