Ai Cập tiết lộ chân dung Pharaoh cổ đại nhờ công nghệ tiên tiến
Các nhà khoa học tại Ai Cập đã sử dụng công nghệ để đưa ra hình ảnh và tìm hiểu thông tin của xác ướp một vị Pharaoh hơn 3.500 năm tuổi mà không cần mở lớp phủ bên ngoài, theo Al Jazeera.
Với công nghệ hình ảnh 3D kỹ thuật số tiên tiến, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu được công nghệ ướp xác được sử dụng cho Pharaoh, người trị vì tại Ai Cập cổ đại từ khoảng năm 1525 đến 1504 trước Công nguyên.
Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật hiện đại để tái hiện chân dung, khung xương vị Pharaoh. (Ảnh Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập).
Nhóm nghiên cứu do Sahar Saleem, giáo sư cảm xạ học tại Đại học Cairo, và nhà Ai Cập học nổi tiếng Zahi Hawass dẫn đầu.
“Saleem và Hawass đã sử dụng công nghệ tia X tiên tiến, quét CT (chụp cắt lớp vi tính) cũng như các phần mềm máy tính tiên tiến để ‘mở’ kỹ thuật số xác ướp của Pharaoh Amenhotep I theo một phương pháp an toàn không xâm lấn và không cần chạm vào xác ướp”, một tuyên bố của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết.
“Nghiên cứu này lần đầu tiên tiết lộ khuôn mặt của Pharaoh Amenhotep I, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của ông, cùng với nhiều bí mật về quá trình ướp xác và cải táng độc nhất vô nhị của xác ướp này”, tuyên bố cho biết thêm.
Phân tích cho thấy, Amenhotep I là vị Pharaoh đầu tiên được ướp xác trong tình trạng khoanh tay và là người cuối cùng mà não không bị loại khỏi hộp sọ.
Kết quả chụp cắt lớp cũng cho thấy vị Pharaoh, người đã tiến hành một số chiến dịch quân sự trong suốt 21 năm cầm quyền của mình, đã qua đời ở tuổi 35 ví lý do có thể là chấn thương hoặc bệnh tật.
Theo các nhà khoa học, Pharaoh Amenhotep I cao khoảng 1m69, có cằm nhọn, mũi nhỏ hẹp, tóc xoăn và răng trên hơi hô, hàm răng được bảo quản tốt. Vị pharaoh được cho là có gương mặt giống với người cha Ahmose I.
Xác ướp được phát hiện ở Luxor, miền nam Ai Cập, là xác ướp duy nhất không được các nhà khảo cổ học tháo băng quấn để bảo quản “mặt nạ tử thần”.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
