Ai Cập tính di chuyển các báu vật của Pharaoh Tutankhamun

Các nhà khảo cổ học và chuyên gia bảo tồn trên thế giới đã thảo luận việc di chuyển an toàn các báu vật của Pharaoh Tutankhamun đến địa điểm mới ở thủ đô Cairo, Ai Cập.

Bộ Cổ vật Ai Cập ngày 7/5 tổ chức hội thảo tại Cairo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia quốc tế về việc di dời các báu vật của Pharaoh Tutankhamun đến địa điểm trưng bày mới, theo AFP.

Các chuyên gia Ai Cập, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Nhật Bản cùng thảo luận cách thức di chuyển ngai vàng, tủ và giường của Pharaoh Tutankhamun từ Bảo tàng Ai Cập ở trung tâm thủ đô Cairo đến hai căn phòng trưng bày có tổng diện tích 7.000m2 tại một bảo tàng mới ở ngoại ô thành phố.

Ai Cập tính di chuyển các báu vật của Pharaoh Tutankhamun
Mặt nạ vàng của Pharaoha Tutakhamun. (Ảnh: AFP).

Mục tiêu của hội thảo là đạt được "sự đồng thuận toàn cầu" về quá trình vận chuyển an toàn và trưng bày các vật phẩm của Pharaoh Tutankhamun. Phương pháp trưng bày hài cốt được phát hiện trong hầm mộ của Tutankhamun, đặc biệt là hài cốt hai con gái sơ sinh chết yểu của ông, cũng được thảo luận trong hội thảo.

"Di chuyển cả một bộ sưu tập, đặc biệt là bộ sưu tập quan trọng như vậy, là một thách thức rất lớn", nhà Ai Cập học người Đức Gabrielle Pieke nói. "Đó là một vấn đề nhạy cảm... Chúng ta phải rất thận trọng". Bà Pieke hối thúc Ai Cập không nên vội vàng và ngày di chuyển các báu vật vô giá này vẫn chưa được ấn định.

Từ năm 2014, việc di chuyển các vật phẩm thuộc về Pharaoh Tutankhamun trở thành một vấn đề nhạy cảm sau khi phần râu gắn vào mặt nạ vàng của vị Pharaoh này bị công nhân sơ ý làm gãy và dán lại bằng keo, khiến giới khảo cổ nổi giận.

Các nhà khoa học Ai Cập và Đức đã phải mất rất nhiều thời gian mới khắc phục được sự cố và đưa báu vật này về vị trí cũ sau một năm phục chế.

Hầm mộ của Pharaoh Tutankhamun, vị Vua trị vì Ai Cập hơn 3.000 năm trước, được phát hiện vào năm 1922 ở phía nam thành phố Luxor.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cổ kiếm 300 năm còn nguyên vẹn dưới lòng sông Wales

Cổ kiếm 300 năm còn nguyên vẹn dưới lòng sông Wales

Một người chèo thuyền phát hiện thanh kiếm cổ từ thế kỷ 18 có nguồn gốc châu Á dưới lòng một con sông Wales trong lúc quăng lưới.

Đăng ngày: 07/05/2017
Cổ mộ 1.400 năm chứa hình quái vật màu xanh ở Trung Quốc

Cổ mộ 1.400 năm chứa hình quái vật màu xanh ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ phát hiện bích họa hình quái vật màu xanh, ngựa có cánh và thần gió khỏa thân trong ngôi mộ 1.400 năm tuổi ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 06/05/2017
Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân

Phát hiện hóa thạch loài tôm kỳ lạ có mai và 50 cái chân

Giới khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài tôm kỳ lạ 508 triệu năm tuổi, chúng được coi là động vật chân đốt cổ xưa nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 05/05/2017
Loài vật đẩy lui khủng long ăn thịt chỉ bằng cú quật đuôi

Loài vật đẩy lui khủng long ăn thịt chỉ bằng cú quật đuôi

Loài khủng long ăn cỏ Galeamopus pabsti với kích thước đồ sộ có thể dùng đuôi để đánh đuổi những con khủng long ăn thịt nguy hiểm.

Đăng ngày: 05/05/2017
Hóa thạch côn trùng 100 triệu năm giống sinh vật ngoài hành tinh

Hóa thạch côn trùng 100 triệu năm giống sinh vật ngoài hành tinh

Một con côn trùng cổ đại được tìm thấy trong hổ phách có niên đại 100 triệu năm tuổi với đầu và hai mắt lớn giống sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 05/05/2017
Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi

Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện tàn tích một khu vườn mộ của các pharaoh Ai Cập có niên đại gần 4.000 năm tại thành phố Luxor, vùng Thượng Ai Cập.

Đăng ngày: 05/05/2017
Phát hiện một đường cổ chìm trong lòng đất ở Thánh địa Mỹ Sơn

Phát hiện một đường cổ chìm trong lòng đất ở Thánh địa Mỹ Sơn

Trong đợt trùng tu lớn lần này, ​các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam hết sức bất ngờ khi phát hiện một con đường cổ và bờ tường dẫn chìm trong lòng đất.

Đăng ngày: 03/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News