AI có thể chẩn đoán người mắc tiểu đường trong 10 giây nhờ… giọng nói
Các nhà nghiên cứu y tế Canada đã đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường tuýp 2 chỉ sau 6 - 10 giây, thông qua giọng nói của bệnh nhân.
Theo trang Daily Mail, nhóm nghiên cứu tại Klick Labs (Mỹ) đã đạt được thành tựu trên sau khi mô hình học máy AI của họ xác định được 14 đặc điểm âm thanh khác biệt giữa những người không mắc bệnh và những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
AI sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn khi được bổ sung độ tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI) của bệnh nhân vào mô hình dự đoán. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
AI đã tập trung vào một tập hợp các đặc điểm của giọng nói, trong đó có những thay đổi nhỏ về cao độ và cường độ giọng nói mà tai người không thể nghe thấy. Sau đó, ghép dữ liệu đó với thông tin sức khỏe cơ bản, bao gồm tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng của người tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy giới tính đóng vai trò quyết định: AI có thể chẩn đoán bệnh chính xác với tỷ lệ 89% đối với phụ nữ, nhưng kém chính xác hơn một chút là 86% đối với nam giới.
Mô hình AI này hứa hẹn sẽ giúp giảm đáng kể chi phí để thăm khám bệnh. Nhóm nghiên cứu cho biết mô hình của Klick Labs sẽ chính xác hơn khi được nhập thêm dữ liệu độ tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI) của người bệnh.
Ông Yan Fossat, Phó Giám đốc Klick Labs và là nhà nghiên cứu chính trong mô hình trên, tự tin rằng sản phẩm công nghệ giọng nói của họ mang tiềm năng to lớn trong việc xác định bệnh tiểu đường tuýp 2 và các tình trạng sức khỏe khác.
Giáo sư Fossat cũng giảng dạy tại Đại học Công nghệ Ontario, với chuyên môn là mô hình toán học và khoa học tính toán cho sức khỏe kỹ thuật số.
Ông hy vọng phương pháp chẩn đoán bằng AI không xâm lấn và dễ tiếp cận của Klick có thể tạo điều kiện để chẩn đoán bệnh thông qua một ứng dụng điện thoại đơn giản. Điều đó sẽ giúp xác định và hỗ trợ hàng triệu người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà chưa có điều kiện đi khám sàng lọc.
Ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ nhân rộng nghiên cứu mới này sang các lĩnh vực y tế khác, như tiền tiểu đường, sức khỏe phụ nữ và tăng huyết áp.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
