Ai là người có nguy cơ bị viêm gan C

Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm siêu vi C; quan hệ tình dục hay tiếp xúc với dịch của người bệnh; dụng cụ xăm mình xỏ tai kém vệ sinh... đều có thể bị viêm gan C.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, bệnh thầm lặng nhưng hậu quả rất nặng nề. Tuy vậy bệnh viêm gan C ít được quan tâm. Theo Boldsky, mọi người nên biết và hiểu được cách thức gây bệnh của viêm gan C.

Viêm gan C là bệnh lây truyền từ người mang virus sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.


Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm. (Ảnh: Boldsky).

Những người có nguy cơ mắc viêm gan C:

  • Người được cấy ghép nội tạng hoặc truyền máu, dùng chung kim tiêm, ống hút từ những người nhiễm HCV.
  • Người làm việc tại phòng khám hoặc bệnh viện tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV thường xuyên như kim tiêm, máy lọc thận hoặc máu bị nhiễm bệnh.
  • Người có quan hệ tình dục không được bảo vệ với đối tác bị nhiễm HCV.
  • Trẻ được sinh ra từ người mẹ nhiễm siêu vi C.
  • Một số người tham gia châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn.
  • Ngoài ra, có một số trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.

Người bệnh viêm gan C phải đối mặt với ba biến chứng rất nguy hại là xơ gan, ung thư gan và suy gan. Nguy hiểm hơn là viêm gan C diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì cho đến khi gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến gan. Người nhiễm bệnh không biết mình bị nhiễm và có thể vô tình để bệnh lây lan trong cộng đồng.

Nếu có các biểu hiện như sốt, đau dạ dày, đau khớp, đau nhức bắp thịt, da ngứa, kém ăn, buồn nôn và mệt mỏi, đặc biệt nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da thì hãy xét nghiệm viêm gan C để có phương hướng điều trị kịp thời.

Biện pháp rẻ nhất, hiệu quả nhất để chống lại bệnh này là phòng ngừa. Không tiêm chích ma túy hay quan hệ tình dục bừa bãi và truyền máu không an toàn. Người bị viêm gan C mạn tính hoặc người lành mang virus viêm gan C, cần được khám bệnh định kỳ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News