Ám ảnh về cái chết giúp cầu thủ chơi tốt hơn
Những lời gợi nhắc về cái chết có thể nâng cao phong độ thi đấu của vận động viên do cơ chế kích thích lòng tự tôn để giảm bớt nỗi sợ của não bộ.
Uri Lifshin, nghiên cứu sinh tâm lý học, Đại học Arizona, Mỹ và các đồng nghiệp kết luận mối đe dọa về cái chết và cơ chế bộ não sử dụng để phủ nhận mối đe dọa này có thể khiến các vận động viên thi đấu tốt hơn, UPI hôm 31/10 đưa tin.
"Tiềm thức của con người luôn cố tìm cách để đánh bại cái chết, khiến cái chết không còn là vấn đề khó khăn. Giải pháp được đưa ra chính là lòng tự tôn. Lòng tự tôn khiến bạn có cảm giác mình là một phần của thứ gì đó to lớn hơn, có cơ hội bất tử và sự tồn tại của bạn mang ý nghĩa nhất định", Lifshin giải thích.
Để tìm hiểu cách nỗi sợ về cái chết của một người có thể ảnh hưởng đến hoạt động đem lại lòng tự trọng cho họ, nhóm nghiên cứu tuyển những người đàn ông tham gia vào một trò chơi bóng rổ.
Colin Zestcott (trái) và Uri Lifshin cho rằng nỗi sợ cái chết có thể nâng cao phong độ thi đấu của vận động viên. (Ảnh: University of Arizona).
Zestcott chơi bóng rổ một đối một với những người tham gia nghiên cứu. Giữa hai trận đấu, một nửa trong số họ nhận bản câu hỏi và chuỗi nhiệm vụ nhằm gợi ra suy nghĩ về cái chết. Những người còn lại được yêu cầu nghĩ về bóng rổ. Kết quả cho thấy, những người được gợi nhắc về cái chết có phong độ cao hơn trong trận sau.
Trong thí nghiệm thứ hai, Zestcott sử dụng lời nhắc khéo léo hơn. Anh mặc chiếc áo sơ mi in nhiều chữ "chết" trong khi giải thích về luật chơi của một cuộc thi bắn súng đơn giản. Cũng như thí nghiệm đầu, chỉ một nửa số người tham gia thí nghiệm nhìn thấy chiếc áo này. Kết quả là những người nhìn thấy chữ "chết" trên áo sơ mi thi đấu tốt hơn những người khác 30%.
"Họ bắn nhiều hơn, tốt hơn, xô đẩy nhiều hơn và chạy nhanh hơn", Lifshin nói.
Kết quả này giúp củng cố giả thuyết về sự điều khiển nỗi sợ, cho rằng con người giảm bớt nỗi sợ về cái chết bằng cách phát triển lòng tự tôn hoặc liên tưởng đến sự bất tử.
Nhóm nghiên cứu cho rằng nhiều huấn luyện viên đã vô tình sử dụng giả thuyết này để kích thích đội của họ. Việc nhắc nhở đội tuyển về tài sản của họ, cũng như phong độ thi đấu có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của họ như thế nào nhiều khả năng có tác động tương tự.
"Đây là phương pháp tiềm năng nhằm tạo động lực cho các vận động viên nhưng nó cũng có thể kích thích những người hoạt động trong các lĩnh vực khác. Ngoài thể thao, chúng tôi nghĩ giả thuyết này có mối quan hệ mật thiết với các nhiệm vụ liên quan tới hiệu suất khác, ví dụ như công việc. Vì thế, chúng tôi rất hào hứng về triển vọng của nghiên cứu này", Zestcott chia sẻ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những điều mà bạn không thể tin nổi là sự thật
Đôi khi có những điều hiển nhiên nhưng lại không ai có thể ngờ rằng nó là sự thật. Ở đây cũng vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn 17 thông tin "không tưởng" sau.

7 con số ám ảnh đáng sợ trên khắp thế giới
Ngoài những con số 13, 666 mà nhiều người biết tượng trưng cho xui xẻo, chết chóc, ma quỷ thì còn 7 con số khác cũng gây ám ảnh đáng sợ khắp thế giới.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Những ghi chép về loài rồng "có thật" trong lịch sử
Rồng là linh vật trong truyền thuyệt được coi là sản phẩm trong trí tưởng tượng của loài người. Tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết huyền bí đã ghi nhận sự xuất hiện của loài sinh vật to lớn, biết bay,biết khạc ra lửa này.
