Ấm lên toàn cầu có thể xóa sổ Olympics kể từ năm 2085
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể làm cho nhiều thành phố lớn trên thế giới trở nên quá nóng để đăng cai Thế vận hội mùa hè trong những thập kỉ tới.
Nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng, chỉ trong 70 năm nữa, duy nhất 8 thành phố nằm ở Bắc bán cầu bên ngoài Tây Âu sẽ đủ mát mẻ để tổ chức các môn thi của Thế vận hội. Hiện tượng này sẽ làm gia tăng khó khăn cho các nhà tổ chức trong việc tiếp tục với những kế hoạch định sẵn của họ.
Nhà nghiên cứu Kirk Smith từ trường đại học California, Berkeley cho biết: "Biến đổi khí hậu có thể là vật cản cho Thế vận hội tiến về phía trước. Và nguyên nhân không chỉ vì mực nước biển dâng cao".
Smith và những cộng sự của ông đã đi đến kết luận này sau khi phân tích bức xạ nhiệt, dữ liệu độ ẩm, nhiệt độ và gió từ hai mô hình khí hậu riêng biệt, tập trung vào hai địa điểm có thể tổ chức Thế vận hội. Từ đó, họ kết hợp tạo ra một một mô hình gọi là nhiệt độ toàn cầu wetbulb (WBGT).
Bằng cách sử dụng WBGT, nhóm nghiên cứu đã dự đoán được nhiệt độ tại các thành phố lớn khác nhau nằm ở Bắc bán cầu trong những thập kỉ tới. Tiêu chí để lựa chọn là thành phố phải có dân số hơn 600.000 người – đây cũng là một trong những quy định hiện hành đối với một thành phố để đăng cai Thế vận hội.
Thế vận hội mùa hè là sự kiện được mong chờ nhất trên thế giới. (Nguồn: Alistair Ross/Flickr).
Sau đó, họ tiến hành xem xét liệu thành phố nào sẽ rơi vào nhóm 10% nguy cơ phải hủy bỏ sự kiện marathon ngoài trời bởi điều kiện nhiệt độ không an toàn trong tương lai.
Hiện tại, tiêu chí 10% này được sử dụng để chọn lựa thành phố nào sẽ đăng cai các trò chơi, bởi môn thi marathon vô cùng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và việc hủy bỏ trò chơi này ít nhiều sẽ có tác động lên các trò chơi khác.
Smith nói thêm: "Nếu bạn đang có ý định chi hàng tỷ đô la Mỹ để tổ chức một sự kiện, bạn sẽ mong muốn có sự đảm bảo chắc chắn rằng bạn không muốn phải hủy bỏ nó vào phút cuối".
Với tất cả những tiêu chí đặt ra, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình của họ để xem xét thành phố nào có thể sẽ không thích hợp cho việc tổ chức Thế vận hội trong tương lai. Họ đưa ra kết luận rằng chỉ có 8 nước trong tổng số 543 nước khả thi ở Bắc bán cầu có thể phù hợp cho việc đăng cai tổ chức vào năm 2085.
Nhóm cho biết: "Những phát hiện này cho thấy, Istanbul, Madrid, Rome, Paris và Budapest, là những thành phố vốn đã và đang cạnh tranh cho việc đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2020 và 2024 sẽ không thích hợp để tổ chức vào năm 2085. Tokyo là thành phố có thể đảm bảo an toàn cho Olympic mùa hè 2020 cũng sẽ trở nên quá nóng để đảm bảo an toàn cho các vận động viên".
Các thành phố vẫn sẽ khả thi cho việc tổ chức theo dự đoán các nhà nghiên cứu bao gồm: Petersburg (Russia), Riga (Latvia), Bishkek (Kyrgyzstan), Ulaanbaatar (Mongolia), Calgary (Canada), Vancouver (Canada), và San Francisco. Ở Tây Âu có đến 25 thành phố nhỏ hơn có thể đáp ứng điều kiện thời tiết, tuy vậy không có quốc gia nào ở Mỹ La Tinh và châu Âu.
Nhóm nghiên cứu cho biết mặc dù những phát hiện này đang nhìn một cách cụ thể vào các sự kiện Olympic trong tương lai, họ cũng chỉ cho thấy có bao nhiêu sự ấm lên toàn cầu có thể tác động đến xã hội chúng ta.
Biến đổi khí hậu có thể là vật cản cho Thế vận hội tiến về phía trước.
Smith cho biết thêm: "Biến đổi khí hậu sẽ buộc chúng ta phải thay đổi hành vi so với những gì chúng ta vẫn đang làm hàng ngày. Điều này bao gồm cả những hành động nhỏ như cho trẻ ra ngoài chơi bóng đá hay chạy bộ. Ít nhiều cũng làm thay đổi đáng kể thế giới".
Nhóm nghiên cứu không đơn độc trong kết luận của họ. Vào tháng Năm, một nhóm quốc tế từ các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng việc thay đổi khí hậu có thể thúc đẩy một cuộc di cư ồ ạt từ Trung Đông và Bắc Phi vào năm 2065 bởi khi đó nhiệt độ sẽ đạt đến mức nguy hiểm.
Nhưng điều quan trọng là các nghiên cứu hiện tại chỉ đang dựa vào duy nhất các mô hình. Và nhiều nghiên cứu cần được thực hiện hơn nữa trước khi đi đến một quan điểm tốt hơn về việc kết luận thế giới sẽ ra sao trong tương lai.
Hiện tại Thế vận hội vẫn đang diễn ra với khá nhiều môn thi đấu vô cùng hấp dẫn và chắc chắn những nhà tổ chức cũng đã có những kế hoạch trong tương lai cho sự kiện này. Hiện tượng biến đổi khí hậu không nhất thiết sẽ là yếu tố làm kết thúc trò chơi nhưng chắc chắn sẽ là một điều gì đó đáng để chúng ta suy nghĩ.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
