Ăn cá sống dễ bị ung thư gan

Mới đây, các nhà khoa học thuộc ĐH Khon Kaen (Thái Lan) lên tiếng cảnh báo: Ăn cá sống dễ bị ung thư gan do nhiễm sán lá gan. Hàng triệu người ở Thái Lan, Cambodia và Việt Nam đã bị nhiễm sán lá gan. Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học Thái Lan nói trên được tiến hành suốt 20 năm qua và chỉ mới công bố hồi gần đây.

Các nhà khoa học Thái Lan kêu gọi người dân các nước Đông Nam Á từ bỏ thói quen ăn cá nước ngọt sống để tránh nguy cơ ung thư gan do sán lá gan gây ra.

Theo nhóm nghiên cứu, thủ phạm gây ra ung thư gan ở những người thích ăn các món cá sống (như gỏi cá, cá nấu chưa chín…) chính là sán lá gan – loại ký sinh trùng phổ biến ở các con sông thuộc các vùng nông thôn của các nước Thái Lan, Lào, Cambodia, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Nhiều loại cá nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá gan, và những người ăn cá sống sẽ bị nhiễm ký sinh trùng này. Cá nước ngọt nuôi trong ao hồ lẫn cá sống trong sông, rạch đều có thể bị nhiễm sán lá gan như nhau.

Ăn cá sống dễ bị ung thư gan

Sán lá gan ở người (Ảnh: microscopyu)

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Banchob Sripa, thuộc khoa Bệnh lý học của Trường Đại học Khon Kaen (Thái Lan), phát biểu: “Dù tỉ lệ ung thư gan ở những người nhiễm sán lá gan là dưới 1%, nhưng hiện có hàng triệu người nhiễm loại ký sinh trùng nguy hiểm này ở Thái Lan, Cambodia và Việt Nam. Ở Thái Lan, hiện có 6 triệu người bị nhiễm”.

Trong tài liệu được công bố trên ấn bản mới nhất của tạp chí Public Library of Science (PloS) ở Mỹ, nhóm nghiên cứu cho biết đa số những người nhiễm sán lá gan thường không có triệu chứng gì, nhưng sau nhiều năm, một số trong đó bị ung thư gan.

Trong suốt 20 năm qua, tiến sĩ Banchob và các cộng sự đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc nhiễm sán lá gan với ung thư gan, đặc biệt là ung thư ống mật. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện tình trạng nhiễm sán lá gan đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh thuộc miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan – nơi mà những món cá sống như “Koi-Pla” rất được ưa chuộng.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Banchob nói: “Không ăn cá sống là cách dễ nhất để tránh nhiễm sán lá gan”.

Ông cho biết sán lá gan xâm nhập vào ống mật và sự tấn công của nó sẽ gây ra một “cơn bão” cytokine – chất hoạt hóa tế bào. Đây là một phản ứng miễn dịch rất mạnh, mạnh đến nỗi nó không chỉ tiêu diệt sán lá gan mà giết luôn cả những mô xung quanh nữa.

Ống nói: “Có 2 cơ chế tấn công của sán lá gan. Thứ nhất là nó có thể cắn biểu mô ngoài của ống mật và gây ra những vết loét; thứ hai là nó gây viêm túi mật. Những người có càng nhiều cytokine gây viêm thì càng bị viêm nhiều, và họ có nguy cơ bị ung thư về sau”.

Theo nhóm nghiên cứu, “ung thư gan thường được chẩn đoán muộn vì những triệu chứng của bệnh xuất hiện rất trễ. Do đó, khi được chẩn đoán là bị ung thư gan thì hấu hết bệnh nhân đang ở giai đoạn ung thư tiến triển, như giai đoạn 4, vì thế họ chỉ có thể được điều trị dưới hình thức ’còn nước còn tát” mà thôi. Rất khó có thể phát hiện những thương tổn ban đầu ở gan do ung thư gây ra, vì không có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu của bệnh”.

Ông Banchob cho biết: “Đa số bệnh nhân ung thư gan tử vong trong vòng 6 tháng đến 1 năm kể từ khi bệnh được phát hiện. Không có bệnh nhân ung thư gan nào còn sống sau 5 năm cả”.

Có hai loại sán lá gan: sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Sán lá gan lớn thường lây vào người qua thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt lợn…, còn sán lá gan nhỏ thường lây cho người do thói quen ăn lẩu cá, gỏi cá.

Sán lá gan nhỏ là loại ký sinh trùng có chu kỳ phức tạp bao gồm cả người và vật chủ trung gian (như ốc, cá...). Trứng sán lá gan nhỏ có trong đường mật sau đó được bài xuất ra ngoài theo phân, nếu gặp nước thì sẽ nở thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông tìm đến vật chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc. Trong ốc, ấu trùng lông phát triển thành những ấu trùng đuôi. Sau đó ấu trùng đuôi rời ốc và tìm đến các loài cá nước ngọt (vật chủ trung gian thứ hai) để cư trú. Tại đây ấu trùng đuôi phát triển thành các nang ấu trùng nằm trong các thớ thịt của cá – đây là giai đoạn gây nhiễm bệnh.

Nếu ăn cá sống (gỏi cá) hoặc cá nấu chưa chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột sau đó xâm nhập vào ống mật, trở thành sán lá gan nhỏ trưởng thành và gây bệnh. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập cơ thể đến khi xuất hiện sán trưởng thành có khả năng gây bệnh khoảng từ 3-4 tuần.

Sán gan có thể sống lâu tới 30 năm. Vì vậy bệnh sán gan, nếu không chữa, có thể kéo dài nhiều năm và gây những biến chứng bất ngờ và nguy hiểm, trong đó có ung thư gan.

Người bị nhiễm sán lá gan thường bị đau tức vùng gan (hông phải), sốt, gầy sút, nổi mẩn và rối loạn tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới xuất huyết, thiếu máu nặng, vỡ bao gan và tử vong.

Quang Thịnh

Theo Reuters, EurekAlert!, Wikipedia, VNN

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News