Ấn Độ công bố thời điểm tàu thám hiểm Chandrayaan-3 đáp xuống Mặt trăng

Tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của Ấn Độ dự kiến hạ cánh xuống bề mặt của Mặt trăng vào lúc 18h04 (giờ địa phương) ngày 23/8 tới.


Phóng tàu Chandrayaan-3 từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan tại bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ ngày 14/7/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Theo thông báo ngày 20/8 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), toàn bộ quá trình tàu đáp xuống bề mặt của Mặt trăng sẽ được truyền hình trực tiếp trên trang web của cơ quan này, kênh truyền hình nhà nước Doordarshan và các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau như Facebook và YouTube.

Tất cả các trường học và cơ sở giáo dục trên cả nước được đề nghị tích cực tuyên truyền về sự kiện này tới các học sinh, sinh viên.

Tàu thám hiểm Chandrayaan-3 được phóng ngày 14/7 vừa qua, lên quỹ đạo Mặt trăng vào ngày 5/8, sau đó tàu đổ bộ và xe tự hành đã tách khỏi tàu vũ trụ ngày 17/8 để đáp xuống bề mặt của hành tinh này. Tàu dự kiến hoàn thành hành trình 40 ngày hạ cánh ở điểm gần cực Nam Mặt trăng vào ngày 23/8, sau đó thực hiện nhiệm vụ thăm dò và thí nghiệm trong vòng 2 tuần.

Tàu Chandrayaan-3 được phát triển với vốn đầu tư khoảng 75 triệu USD. Đây là sứ mệnh lớn đầu tiên kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi công bố các chính sách thúc đẩy đầu tư vào hoạt động chinh phục không gian do tư nhân thực hiện và những mô hình kinh doanh liên quan đến phát triển và phóng vệ tinh.

Năm 2019, ISRO đã phóng tàu thám hiểm Mặt trăng Chandrayaan-2 vào không gian, nhưng sau đó đã bị mất liên lạc với tàu này trước ngày hạ cánh theo kế hoạch là 7/9/2019.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Những

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ

Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Đăng ngày: 12/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News