Một hành tinh trong Hệ Mặt trời vừa mất hết mây: Thủ phạm khiến ai cũng rùng mình!

Hành tinh tuyệt đẹp mang hình dáng một quả cầu mây xanh lơ - sao Hải Vương - vừa bị "bóc trần" theo các hình ảnh mới nhất từ NASA.

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Imke de Pater, giáo sư thiên văn học danh dự tại Trường ĐH California ở Berlerley (Mỹ) xem xét dữ liệu mà NASA chụp sao Hải Vương từ năm 1994 đến năm 2022 và nhận ra điều kỳ lạ: Từ năm 2019, quanh các vĩ độ trung bình, độ che phủ của mây bắt đầu mờ dần.

Hiện nay, quả cầu mây xanh lơ này đã thay đổi rõ rệt, những đám mây hoàn toàn biến mất.


Sao Hải Vương trông rất khác nhau qua các thời kỳ - (Ảnh: NASA).

Quyết định đào sâu hơn khám phá bất ngờ này, họ đã tìm thấy thủ phạm đáng sợ: Mặt trời, và chu kỳ 11 năm của nó, vốn đang gây cho Trái đất nhiều phiền toái.

Theo tờ Space, nghiên cứu này đã cho thấy không chỉ các thế giới gần như chúng ta, Mặt trời hoàn toàn đủ sức mạnh để gây biến động lớn đến các hành tinh rất xa như sao Hải Vương.

Chu kỳ 11 năm của nó bao gồm giai đoạn hoạt động thấp và giai đoạn hoạt động mạnh mẽ như hiện tại.

Giai đoạn hoạt động mạnh này đang khiến từ quyển Trái đất liên tục hứng các quả pháo sáng năng lượng cao, gây ra bão địa từ.

Với sao Hải Vương, thứ ảnh hưởng lớn nhất lại là những thời khắc chuyển tiếp của Mặt trời, vốn tạo ra bức xạ cực tím cao hơn bình thường.

Bức xạ này tràn ngập các hệ sao, ảnh hưởng đến vài hành tinh có khí quyển đặc biệt, mà Sao Hải Vương là một trong số đó.

Phản ứng quang hóa trong giai đoạn bức xạ cực tím cao đã tạo ra lớp mây dày đặc mà NASA từng thấy trên hành tinh. Sau đó, các đám mây này mờ dần theo thời gian, chờ đợi một giai đoạn chuyển tiếp khác nữa để lại dày đặc.

Hiện nay, Mặt trời đang tiến cần đến đỉnh cao của chu kỳ. Khi nó đạt đỉnh - có thể vào năm 2025 hoặc sớm hơn - Mặt trời sẽ đảo ngược cực từ và chuyển sang giai đoạn "hiền hòa". Khi đó, bão địa từ sẽ bớt hoành hành trên Trái đất, còn sao Hải Vương có thể sẽ lại ngập mây.

Khi nhiều mây, thế giới màu xanh này sẽ sáng hơn vì có nhiều mây để phản quang hơn.

Điều này giải thích cho việc hành tinh này rất sáng trong các quan sát năm 2002, mờ đi vào năm 2007, rực sáng trở lại vào năm 2015 và hiện tại lại đang rất mờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News