Ấn Độ làm mưa nhân tạo đối phó hạn hán
Các nhà khoa học Ấn Độ đang nghiên cứu những kỹ thuật gây mưa nhân tạo mới, để đối phó với đợt nắng nóng khủng khiếp tại các bang miền bắc nước này.
Viện Khí tượng nhiệt đới Ấn Độ vừa thử nghiệm hàng loạt kỹ thuật gây mưa nhân tạo. Chính phủ Ấn Độ từng sử dụng kỹ thuật tạo mây của Mỹ, nhưng hiện họ yêu cầu giới khoa học phát triển những kỹ thuật mới để tăng lượng mưa. Các chuyên gia cũng muốn tìm hiểu nguyên nhân khiến một số đám mây có nhiều nước và tạo ra giọt mưa lớn hơn so với những đám mây khác.
“Trong những đám mây tạo ra ít nước mưa, sự chuyển đổi từ thể hơi sang thể lỏng không hề xảy ra. Để quá trình chuyển đổi này diễn ra, kích thước các hạt nước nhỏ li ti phải tăng dần để trở thành mưa phùn và mưa lớn”, tiến sĩ J.R. Kulkarni, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Nhóm của Kulkarni đang bám theo những cơn mưa ở Ấn Độ bằng một máy bay cải tiến để theo dõi các đặc điểm của những đám mây tạo ra nhiều nước mưa nhất. Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ phun iốt bạc vào các đám mây để kích thích quá trình ngưng tụ hơi nước và tạo ra những tinh thể băng lớn. Những tinh thể băng này sẽ rơi xuống dưới dạng tuyết trước khi tan thành nước.
![]() |
Đợt nắng nóng khiến nhiều ruộng đồng ở Ấn Độ khô hạn. (Ảnh: Telegraph) |
Trên lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên người ta dùng máy bay để phun hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ.
Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây. Trong giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.
Mùa mưa tại Ấn Độ thường bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài tới tháng 9. Nhưng năm nay tháng 6 đã trôi qua mà phần lớn bang tại quốc gia Nam Á này vẫn chưa đón nhận bất kỳ cơn mưa nào. Đợt nắng nóng hiện nay đã cướp đi mạng sống của hàng trăm người, làm khô hạn nhiều đồng ruộng và gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại nhiều thành phố lớn. Trong hơn 3 tuần qua nhiệt độ tại các bang phía bắc Ấn Độ luôn vượt quá 40 độ C, trong đó nhiều nơi nhiệt độ lên tới 45 độ C. Tình trạng cắt điện tại một số bang diễn ra thường xuyên do hệ thống điện không đáp ứng nổi nhu cầu của dân.
Tại Ấn Độ, hoạt động sản xuất nông nghiệp, thị trường chứng khoán và thậm chí hoạt động chính trị phụ thuộc vào các mùa mưa. Tại bang Andhra Pradesh, nông dân lo ngại rằng sản lượng lương thực của họ sẽ giảm 30% so với năm ngoái. Mưa đã rơi tại bang này, nhưng lượng mưa chỉ đạt một nửa so với kỳ vọng của người dân.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
