Ấn Độ phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng 2

Ấn Độ phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng 2 có tên Chandrayaan-2 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota.

Trước đó, kế hoạch ban đầu cho việc phóng Chandrayaan-2 vào rạng sáng 15/7 đã bị hủy sát giờ phóng do sự cố kỹ thuật liên quan đến tầng nhiên liệu.   

Ấn Độ phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng 2
Tên lửa đẩy GSLV III Mark 1 mang theo tàu thăm dò Mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ được đặt vào bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở bang Andhra Pradesh, ngày 15/7/2019. (Ảnh: Gadgets/TTXVN).

Theo phóng viên tại Ấn Độ, dự kiến, tàu vũ trụ sẽ đáp thiết bị đổ bộ xuống gần vùng cực Nam chưa được khám phá của Mặt Trăng 48 ngày sau thời điểm phóng, thực hiện nhiệm vụ phân tích khoáng vật, lập bản đồ bề mặt và tìm kiếm nước trên hành tinh này.

Các thiết bị được Chandrayaan-2 đưa lên Mặt Trăng gồm 1 phi thuyền quỹ đạo, 1 thiết bị đổ bộ, 1 thiết bị tự hành. Hầu hết các linh kiện do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo. Chi phí cho sứ mệnh ước tính vào khoảng 141 triệu USD.  

Nếu thành công, sứ mệnh Mặt Trăng 2 sẽ có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước nhảy vọt trong lĩnh vực thăm dò không gian của Ấn Độ, đưa nước này trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Nga và Trung Quốc thực hiện hạ cánh mềm và triển khai thiết bị tự hành trên bề mặt Mặt Trăng.

Phi thuyền hoạt động trên quỹ đạo sẽ có tuổi thọ khoảng 1 năm để phục vụ sứ mệnh, trong khi thiết bị tự hành sử dụng năng lượng Mặt Trời có thể di chuyển đến 500 m và dự kiến sẽ làm việc trong 14 ngày.

Ấn Độ đã phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-1 bay quanh Mặt Trăng vào năm 2008. Tháng 11/2013, Ấn Độ phóng một vệ tinh bay quanh quỹ đạo sao Hỏa.

Sau sứ mệnh Mặt Trăng 2, Ấn Độ sẽ tiếp tục thực hiện chuyến bay không gian đầu tiên có người điều khiển vào năm 2022. Đến năm 2030, nước này sẽ phóng một trạm vũ trụ riêng. Đó sẽ là một trong những dự án tham vọng nhất mà New Delhi theo đuổi.   

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật năng lượng tối gây ra những

Bí mật năng lượng tối gây ra những "lỗ thủng" vũ trụ

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho những khoảng trống bất thường trông như những lỗ thủng xuyên qua bầu trời đầy sao, vốn gây ra bởi năng lượng tối.

Đăng ngày: 23/07/2019
Tàu vũ trụ Nga chở 3 phi hành gia đã lên tới ISS

Tàu vũ trụ Nga chở 3 phi hành gia đã lên tới ISS

Tàu không gian Soyuz (Liên hợp) MS-13 của Nga mang theo 3 nhà du hành đã tới Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) sáng 21/7.

Đăng ngày: 22/07/2019
Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 vào lại khí quyển, bị

Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 vào lại khí quyển, bị "phá hủy có kiểm soát"

Trạm vũ trụ này đã hoàn thành khâu thử nghiệm cuối cùng trong chương trình chinh phục không gian đầy tham vọng của Bắc Kinh.

Đăng ngày: 22/07/2019
ESA đang nghiên cứu in 3D xương và da giúp cấp cứu các tai nạn trên vũ trụ

ESA đang nghiên cứu in 3D xương và da giúp cấp cứu các tai nạn trên vũ trụ

Với công nghệ in 3D các nhà nghiên cứu dự định sẽ tái tạo nhiều thứ, từ tế bào đến da hay cả xương để cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Đăng ngày: 21/07/2019
Cuộc đua chinh phục Mặt Trăng của các nước trên thế giới

Cuộc đua chinh phục Mặt Trăng của các nước trên thế giới

Ngoài hai "ứng cử viên" nổi bật là Liên Xô và Mỹ, ngày càng có nhiều nước tham gia vào cuộc đua khám phá và chinh phục Mặt Trăng.

Đăng ngày: 20/07/2019
Huy hiệu của người đầu tiên lên Mặt Trăng có giá cao khó tin

Huy hiệu của người đầu tiên lên Mặt Trăng có giá cao khó tin

Thật khó tin khi chiếc huy chương kỷ niệm của Neil Armstrong trong chiến dịch Apollo 11 năm 1969 lại được bán với giá cao như vậy.

Đăng ngày: 20/07/2019
Nỗ lực săn lùng

Nỗ lực săn lùng "vũ trụ đối xứng"

Các nhà khoa học Mỹ đang chuẩn bị triển khai một loạt thí nghiệm nhằm tìm kiếm manh mối về sự tồn tại của một dạng vật chất vô hình có thể mở khóa đến một thế giới song song.

Đăng ngày: 20/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News