Ăn tuyết có an toàn không?

Ăn tuyết nghe có vẻ là việc vô hại vì xét cho cùng thì đó là nước đóng băng, nhưng các chuyên gia tin rằng ngay cả tuyết trắng trong cũng không nên ăn vì nó tồn tại một số nguy hiểm.

Tuyết thực sự được làm từ gì?

Như bạn có thể đoán, tuyết bao gồm các tinh thể băng được kết tinh một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, yếu tố chính cấu thành thể tích tổng thể của tuyết lại là không khí. Điều này là do khoảng không khí đáng kể bao quanh từng tinh thể nhỏ này trong lớp tuyết.

Một số ý kiến cổ vũ cho việc có thể ăn tuyết lập luận rằng, chỉ cần hứng lấy tuyết trước khi nó rơi xuống mặt đất thì có thể ăn được bởi khi đó nó vẫn sạch. Hoặc giả, nếu tuyết rơi dày thì chỉ cần phủi bỏ lớp ở phía trên thì tuyết ở càng sâu sẽ càng sạch và có thể ăn an toàn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ngay cả khi tuyết chưa chạm xuống mặt đất, nó đã có chứa rất nhiều thứ độc hại mà con người cần tránh.


Ăn tuyết không an toàn như bạn nghĩ đâu nhé.

Một nghiên cứu vừa công bố hồi tháng 12 trên tạp chí Khoa học môi trường bởi các nhà khoa học tại Đại học McGill đã phát hiện rằng, những bông tuyết không những có chứa lượng lớn nước dạng tinh thể mà còn có cả rất nhiều khí thải trong đó.

Thêm nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí Journal of Geophysical Letters bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã phân tích tuyết lấy từ nhiều nơi trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Họ phát hiện rằng tuyết có chứa các nồng độ khác nhau của muội than, bụi bẩn,... thậm chí là một số mẫu tuyết được lấy ở những vùng cách xa thành phố, khu công nghiệp cũng có chứa những thứ này.

Quá trình rắc muối lên đường bộ và đường sắt, mặc dù có hiệu quả làm tan chảy tuyết, nhưng cũng gây ra tác hại cho môi trường và làm ô nhiễm tuyết hơn nữa khi muối phân hủy thành ion clorua.

Ăn tuyết có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn

Các chất ô nhiễm vi sinh vật trong tuyết là mối đe dọa rõ ràng. Trong khi hầu hết vi khuẩn và vi rút sống sót trong tuyết đều vô hại thì mầm bệnh từ phân động vật được chứng minh là gây tiêu chảy. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm cả sự chậm phát triển ở trẻ em.

Sau đó là nguy cơ tiếp xúc với vật chất dạng hạt (PM). Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự gia tăng rõ rệt nồng độ benzen, toluene, ethylbenzen và xylene trong tuyết chỉ sau một giờ tiếp xúc với khói thải trong buồng kín.

Nhiều nghiên cứu luôn nhấn mạnh mối liên hệ giữa PM và các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khám phá cả việc phơi nhiễm PM ngắn hạn và dài hạn.

Việc tiếp xúc với benzen có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, đặc biệt là bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư tế bào máu khác. Các hóa chất khác có thể dẫn đến các triệu chứng như kích ứng mắt và mũi, mệt mỏi, lú lẫn, chóng mặt và đau đầu.


Tuyết đến từ bầu khí quyển và chúng ta biết rằng bầu không khí không trong lành.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là tuyết chứa các hóa chất này ở nồng độ thấp. Thời gian tuyết rơi tương quan với việc giảm mức độ ô nhiễm không khí và tuyết. Ngay cả khi thu thập tuyết khi bắt đầu có gió lớn, chất gây ô nhiễm trong tuyết vẫn ở dưới mức độc hại rất nhiều.

Rõ ràng là ăn tuyết không phải là hành động có lợi. Vẫn không sợ các loại chất đó và người ta vẫn ăn? Việc ăn trực tiếp nhiều tuyết có thể làm hạ thân nhiệt, gây mất nước và gây bỏng lạnh ở môi.

Bạn có thể ăn tuyết trong tình huống sinh tồn giữa người và hoang dã không?

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng ngay cả khi trong trường hợp sống còn thì việc ăn tuyết cũng không nên. Trong hướng dẫn sống còn của quân đội Mỹ đã chỉ ra rằng trong tình huống cần thiết, chỉ có thể sử dụng tuyết sau khi đã đun sôi lên sau đó để nguội.

Rõ ràng, tuyết rơi thì rất đẹp, rất lãng mạn, tuy nhiên có lẽ chúng ta chỉ nên ngắm và vui chơi của nó thôi thay vì cố tình ăn nó như trong suy nghĩ vui vẻ của mình bởi lẽ, hành động đó là có hại hơn là có lợi cho sức khỏe con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lịch sử ra đời của pháo hoa

Lịch sử ra đời của pháo hoa

Pháo hoa là một loại hình trình diễn công cộng thường được tổ chức trong ngày lễ tết hay các dịp kỷ niệm đặc biệt ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

Đăng ngày: 25/03/2025
10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại

10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại

Tâm lý chiến, vũ khí hóa học hay còi tử thần, là những vũ khí và chiến thuật đáng sợ từng được áp dụng trong chiến tranh cổ đại.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại

Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại

Lời nguyền "kim cương xanh" khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng... trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Đăng ngày: 22/03/2025
Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay

Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay

Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.

Đăng ngày: 19/03/2025
23 phương pháp tra tấn rợn người thời Trung Cổ

23 phương pháp tra tấn rợn người thời Trung Cổ

Thời Trung Cổ, để giảm tỷ lệ tội phạm và những người ngồi tù, các lãnh chúa thường nghĩ ra những phương thức tra tấn vô cùng hà khắc.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News