Ảnh chụp cận cảnh thiên hà cách xa 85 triệu năm ánh sáng

NASA công bố hình ảnh mới nhất về thiên hà xoắn ốc IC 2051 trong chòm sao Sơn Án được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble.

Ảnh chụp cận cảnh thiên hà cách xa 85 triệu năm ánh sáng
Thiên hà IC 2051 chụp bởi kính viễn vọng Hubble. (Ảnh: NASA/ESA).

"Các thiên hà hình xoắn ốc như IC 2051 có hình dạng hơi giống đĩa bay khi nhìn từ bên cạnh. Nó có hình đĩa mỏng với một chỗ phình lớn ở trung tâm, nơi tập trung rất nhiều ngôi sao", Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết. "Chỗ phình đóng vai trò rất quan trọng trong cách thiên hà tiến hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của hố đen siêu lớn ẩn nấp ở trung tâm của hầu hết thiên hà xoắn ốc".

IC 2051, còn có tên gọi là ESO 4-7 hay Leda 13.999, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/1900 bởi nhà thiên văn học người Mỹ DeLisle Stewart. Thiên hà nằm ở phía nam của chòm sao Sơn Án cách Trái Đất 85 triệu năm ánh sáng và có đường kính ước tính khoảng 55.000 năm ánh sáng.

Bức ảnh cận cảnh về IC 2051 được chụp bằng camera trường rộng 3 - thiết bị có công nghệ tiên tiến nhất trên kính viễn vọng không gian Hubble. Trong tháng 12, NASA đã công bố một loạt bức ảnh chụp đáng kinh ngạc về vũ trụ xa xôi như thiên hà Hoag, NGC 5468, NGC 3175 hay tinh vân Đầu ngựa.

Hubble được phóng lên vào năm 1990 và hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất ở độ cao khoảng 610km. Nó được thiết kế có thể tồn tại ít nhất 15 năm trong vũ trụ nhưng đến nay đã hoạt động được gần 30 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ánh sáng giúp con người khám phá vũ trụ như thế nào?

Ánh sáng giúp con người khám phá vũ trụ như thế nào?

Công nghệ tối tân có thể đưa người lên Mặt Trăng và vệ tinh đến rìa Hệ Mặt trời. Nhưng những khoảng cách này chẳng là gì với khoảng không bao la giữa các vì sao

Đăng ngày: 26/12/2019
Tìm ra “nguồn thức ăn“ bí ẩn, nuôi sống các hố đen siêu khối lượng suốt hàng triệu năm

Tìm ra “nguồn thức ăn“ bí ẩn, nuôi sống các hố đen siêu khối lượng suốt hàng triệu năm

Các nhà khoa học đã hé lộ những thứ mà họ tin rằng đã “nuôi sống” những hố đen siêu khối lượng xuất hiện trong vũ trụ từ thuở sơ khai.

Đăng ngày: 25/12/2019
Phi hành gia đón Giáng sinh như thế nào?

Phi hành gia đón Giáng sinh như thế nào?

4 phi hành gia đã gửi lời chúc Giáng sinh đến với mọi người thông qua một video.

Đăng ngày: 25/12/2019
Có khi nào Trái đất mới chính là nơi khắc nghiệt cho sự sống trong vũ trụ?

Có khi nào Trái đất mới chính là nơi khắc nghiệt cho sự sống trong vũ trụ?

Vũ trụ chứa đựng hàng trăm tỉ thiên hà, mỗi thiên hà chứa đựng hàng trăm tỉ ngôi sao, và rất nhiều ngôi sao có các hành tinh quay xung quanh, muốn tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ giống như là mò kim đáy biển vậy.

Đăng ngày: 25/12/2019
Tinh vân hình cây thông Noel trong chòm sao Kỳ Lân

Tinh vân hình cây thông Noel trong chòm sao Kỳ Lân

Nhân dịp Giáng sinh, nhà thiên văn học Jean Dean chia sẻ bức ảnh chụp tuyệt đẹp về tinh vân NGC 2264 cách Trái Đất 2.600 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 24/12/2019
Ethiopia phóng thành công vệ tinh đầu tiên

Ethiopia phóng thành công vệ tinh đầu tiên

Vệ tinh siêu nhỏ ETRSS-1 được đưa lên quỹ đạo hôm 20/12 đánh dấu cột mốc lịch sử trong nỗ lực phát triển khoa học không gian của Ethiopia.

Đăng ngày: 24/12/2019
Ngày 26/12 - Việt Nam đón chờ hiện tượng nhật thực một phần kéo dài hơn 3 tiếng

Ngày 26/12 - Việt Nam đón chờ hiện tượng nhật thực một phần kéo dài hơn 3 tiếng

Tại Việt Nam, đây là lần nhật thực hiếm hoi sau 3 năm vắng bóng, kể từ lần gần đây nhất vào tháng 3 năm 2016.

Đăng ngày: 23/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News