Ảnh chụp vườn ươm sao tuyệt đẹp cách xa 522 năm ánh sáng
Kính viễn vọng không gian Hubble cung cấp hình ảnh cập nhật tuyệt đẹp về Đám mây Chamaeleon 1 trên bầu trời Nam bán cầu.
Đám mây Chamaeleon 1 là một trong ba vùng chính của Tổ hợp Chamaeleon - khu vực hình thành sao khổng lồ trải dài 65 năm ánh sáng, chiếm gần như toàn bộ diện tích của chòm sao Yển Diên. Đây là một trong những vườn ươm sao đang hoạt động gần Trái Đất nhất, cách chúng ta chỉ 522 năm ánh sáng.
Đám mây Chamaeleon 1 chụp bởi kính Hubble. (Ảnh: NASA).
Hình ảnh tuyệt đẹp trên được tổng hợp từ 23 quan sát khác nhau của kính viễn vọng không gian Hubble. Nó cho thấy các đám mây khí bụi màu tối của Chamaeleon 1 được thắp sáng bởi những ngôi sao trẻ màu xanh lam.
Hubble cũng chụp được những mảng sáng và vòng cung khí nằm giữa các vì sao, được gọi là vật thể Herbig-Haro. Chúng hình thành khi khí phóng ra từ "tiền sao" (sao rất trẻ) va chạm với mây khí bụi và được cấp năng lượng bởi các tia phản lực từ sao mới.
"Đám mây màu trắng-cam ở dưới cùng của bức ảnh là nơi chứa một trong những tiền sao này. Các tia khí nóng sáng rực rỡ của nó được phóng ra trong các dòng xoáy hẹp từ hai cực của tiền sao, tạo ra vật thể Herbig-Haro HH 909A", NASA cho biết trong một mô tả về hình ảnh vào tuần trước.
Được phóng lên quỹ đạo vào ngày 24/4/1990, kính viễn vọng Hubble đã hoạt động gần như liên tục trong hơn ba thập kỷ qua, thực hiện hàng triệu quan sát về các hành tinh, ngôi sao và thiên hà xa xôi. Tuy nhiên, thiết bị đã có dấu hiệu "tuổi tác" và sắp được thay thế bởi kính viễn vọng không gian James Webb mạnh hơn gấp 100 lần.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
