Vệ tinh Trung Quốc kéo vệ tinh khác ra khỏi quỹ đạo

Vệ tinh Shijian-21 bay đến sát một vệ tinh khác đã ngừng hoạt động và kéo nó lên cao, tới quỹ đạo nghĩa địa dành cho các vệ tinh chết.

Exoanalytic Solutions, công ty theo dõi vệ tinh ký hợp đồng cung cấp dữ liệu cho Lực lượng Vũ trụ Mỹ năm 2021, phát hiện vệ tinh Trung Quốc Shijian-21 (SJ-21) biến mất khỏi quỹ đạo thông thường ngày 22/1.

Vệ tinh Trung Quốc kéo vệ tinh khác ra khỏi quỹ đạo
Tên lửa Trường Chinh 3B đưa vệ tinh Shijian-21 bay lên không gian. (Ảnh: Xinhua)

SJ-21 sau đó bay đến sát một vệ tinh đã ngừng hoạt động thuộc Hệ thống Định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Tiếp theo, SJ-21 tiến hành kéo vệ tinh này ra khỏi quỹ đạo địa đồng bộ rồi "hộ tống" nó bay lên cao hơn, tới quỹ đạo nghĩa địa dành cho các vệ tinh chết, tránh nguy cơ gây ảnh hưởng hoặc va chạm với vệ tinh đang hoạt động.

"Chúng tôi tiếp tục theo dõi và giám sát SJ-21 để phát hiện sự liên kết của nó với mọi vật thể không gian đã biết. Khả năng duy trì việc giám sát SJ-21 sau sự kiện kéo vệ tinh này là một khả năng độc đáo và quan trọng của mạng lưới Nhận thức Tình huống Không gian (SSA) thương mại tại Exoanalytic Solutions", Brian Flewelling, kiến trúc sư trưởng phụ trách SSA tại Exoanalytic Solutions, cho biết.

SJ-21 bay lên không gian ngày 24/10/2021 nhờ tên lửa Trường Chinh 3B. Vệ tinh này được thiết kế để thử nghiệm và xác minh những công nghệ giảm thiểu rác vũ trụ.

Tháng 11 năm ngoái, các chuyên gia từng phát hiện SJ-21 di chuyển gần một vật thể không xác định, dường như là một sự đồng bộ có chủ ý. Trung Quốc chưa xác nhận vật thể này, nhưng Lực lượng Không gian Mỹ nhận định đây có thể là một động cơ tên lửa AKM đã qua sử dụng. Một số ý kiến khác cho rằng nó là một thiết bị thử nghiệm được thiết kế để kiểm tra khả năng của SJ-21.

Dù SJ-21 có thể chỉ phục vụ mục đích dịch chuyển vệ tinh một cách hòa bình, một số chuyên gia lo ngại công nghệ này sẽ được sử dụng để thay đổi quỹ đạo bất cứ vệ tinh nào, đưa nó tới quỹ đạo nghĩa địa hoặc bay về phía Trái Đất.

Lực lượng Vũ trụ Mỹ cũng đã ủy thác cho công ty Northrop Grumman phát triển một vệ tinh với cánh tay robot có thể sửa chữa và di dời các vệ tinh khác trên quỹ đạo. Northrop Grumman đã thử nghiệm công nghệ này trong không gian và thiết bị hoạt động chính thức dự kiến phóng vào năm 2024.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rùng mình vật thể

Rùng mình vật thể "thây ma" sinh ra các hành tinh sau cái chết

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một đĩa tiền hành tinh thế hệ thứ 2 quanh một hệ sao đôi gồm thây ma sao lùn trắng, khi mà các hành tinh thế hệ thứ nhất đã bị hủy diệt từ lâu.

Đăng ngày: 06/02/2022
Hình ảnh sốc: Tàu vũ trụ chụp được... gốc cây ở hành tinh khác?

Hình ảnh sốc: Tàu vũ trụ chụp được... gốc cây ở hành tinh khác?

Hình ảnh mới được tàu vũ trụ ExoMars chụp được hoàn toàn gây choáng váng bởi thứ trong ảnh không khác gì một gốc gây khổng lồ, còn in rõ các vòng tăng trưởng.

Đăng ngày: 06/02/2022
Tiểu hành tinh 1.300m lao về phía Trái đất

Tiểu hành tinh 1.300m lao về phía Trái đất

Một nhà thiên văn học ở Italy chụp ảnh tiểu hành tinh khổng lồ sẽ bay tương đối gần Trái Đất đầu tháng 3.

Đăng ngày: 06/02/2022
Năm 2022: Thế giới đón 2 trăng máu, 2 nhật thực vào những thời điểm nào?

Năm 2022: Thế giới đón 2 trăng máu, 2 nhật thực vào những thời điểm nào?

Cả 2 lần nguyệt thực đều là trăng máu, tức nguyệt thực toàn phần, trong khi nhật thực là nhật thực một phần.

Đăng ngày: 05/02/2022
Tiểu hành tinh bay đồng hành với Trái đất 4.000 năm

Tiểu hành tinh bay đồng hành với Trái đất 4.000 năm

Tiểu hành Trojan đường kính 1,3 km sẽ bay cùng Trái Đất theo quỹ đạo xung quanh Mặt Trời ở khoảng cách an toàn.

Đăng ngày: 04/02/2022
Nhiều dấu hiệu lạ từ lỗ đen trung tâm Ngân Hà: Quái vật trỗi dậy?

Nhiều dấu hiệu lạ từ lỗ đen trung tâm Ngân Hà: Quái vật trỗi dậy?

Các nhà khoa học liên tiếp ghi nhận những điều khó lý giải về lỗ đen quái vật Sagittarius A*, thứ tưởng như đã là con quái vật ngủ yên giữa trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Đăng ngày: 03/02/2022
Phát hiện ngoại hành tinh có khí quyển nhiều tầng như Trái đất

Phát hiện ngoại hành tinh có khí quyển nhiều tầng như Trái đất

Di chuyển quá gần sao chủ, ngoại hành tinh WASP-189 b có nhiệt độ cực kỳ cao và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong 2,7 ngày.

Đăng ngày: 02/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News