Anh đã giải mã trình tự gene cây tần bì
Các nhà khoa học Anh đã vẽ bản đồ gene của cây tần bì Anh, trong nghiên cứu nhằm tìm kiếm một cách để bảo vệ các cánh rừng khỏi một loài nấm chết chóc.
Dữ liệu đã được công bố trên mạng internet cho người dùng truy cập bởi công đồng khoa học toàn cầu (Global sciencetific Community).
Bản đồ gene cây tần bì là thành công mới nhất trong trận chiến chống lại nấm Chalara, loài gây ra bệnh khô ngược cành ở cây tần bì.
Theo như tạp chí “new figures”, bệnh khô cành ở cây tần bì đang lan rộng tại Anh và đã phát hiện thấy ở hơn 200 cây.
Bằng chứng từ Châu Âu cho thấy có khoảng 90% số cây tần bì đã chết là do nhiễm nấm.
Các nhà khoa học đang tìm kiếm các bằng chứng về di truyền học lý giải tại sao một số cây bị mắc bệnh vẫn có thể sống sót.
Cây tần bị bì khô ngược cành
Một nhóm nghiên cứu tại trường Queen Mary, Đại học London, lần đầu tiên đã vẽ bản đồ gene của một cây tần bì bản địa, như là một phần của nghiên cứu.
Cây tần bì này có nguồn gốc từ một khu rừng tại Gloucestershire sở hữu bởi Earth Trust. Tiến sĩ Richard Buggs thuộc trường Queen Mary, Đại học London cho biết, đó là một bước tiến nhảy vọt.
Ông nói với BBC: “Đây là tin tốt nhất về cây tần bì – và đó cũng là một thông tin tuyệt vời cho bất cứ ai nghiên cứu về bất cứ cách nào để hành động bảo vệ những cây tần bì”.
Trong tháng 6, trình tự DNA của một cây tần bì Danish với khả năng chống chịu với mầm bệnh đã được phát hiện bởi một nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Sainsbury Laboratory (TSL) và trung tâm John Innes Centre tại Norwich. Họ cũng đã công bố trình tự DNA của loại nấm nói trên.
Một chương trình online có tên Fraxinus, một chương trình mà cộng đồng có thể sử dụng để hỗ trợ các nhà khoa học thay đổi các phân tích số liệu, đã được khởi đầu bởi nhóm nghiên cứu tại Norwich.
Chương trình này đã được gần 20.000 người từ hơn 100 quốc gia thực hiện.
Mục đích dài hạn là để vẽ trình tự gene cho phép một số nhỏ các cây tần bì chống lại mầm bệnh.
“Nghiên cứu trình tự gene thực sự đang làm tăng số lượng các biến đổi mà chúng tôi đã xác định được, điều này sẽ giúp chúng tôi kết nối các nguồn dữ liệu về các cây với bộ gene”, tiến sĩ Dan MacLean thuộc TSL nói.
Bệnh khô ngược cành ở cây tần bì lần đầu được phát hiện tại Anh vào tháng 2 năm 2012.
Trong mùa thu, một số lượng các trường hợp nhiễm bệnh đã được phát hiện trên những cây tần bì trong khu vực rừng tại Norfolk và Suffolk.
Các cánh rừng tại khu vực phía Nam và phía Đông nằm trong khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất, và nấm bệnh giờ đây đã lan rộng trên nước Anh, theo Ủy ban lâm nghiệp Anh (Forestry Commission) cho biết.
Các chi tiết về nghiên cứu trình tự gene của cây tần bì và cuộc phỏng vấn với tiến sĩ Richard Buggs sẽ được phát sóng lúc 11h trên đài BBC ngày thứ sáu, 27/9 tới.