Ảnh sốc từ tàu vũ trụ: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái đất
Trong hình ảnh vừa được Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) công bố, sức mạnh của thảm họa động đất mà họ ước tính bằng 500 quả bom hạt nhân được thể hiện kinh hoàng thông qua đứt gãy kiến tạo.
Mảng kiến tạo có thể hiểu nôm na là các mảnh vỏ của Trái đất, "cõng" các lục địa và đại dương. Chúng dịch chuyển nhiều trong thời gian địa chất của hành tinh nhưng hiếm khi có thể nhận thấy trong một thế hệ. Tuy nhiên địa chấn, núi lửa dễ xảy ra hơn ở vùng tiếp giáp các mảng kiến tạo ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong hình ảnh chụp từ tàu vũ trụ Kanopus-B của Roscosmos được tờ Sputnik đăng tải, đứt gãy kiến tạo được thể hiện thông qua hình ảnh chụp khu vực Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ trước và sau thảm họa.
Đứt gãy kiến tạo nhìn từ tàu vũ trụ kiêm vệ tinh Kanopus-B của Nga, với ảnh bên trái là trước thảm họa, ảnh phải là sau thảm họa - (Ảnh: ROSCOSMOS).
Trong khi đó ảnh từ NASA, JAXA (Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản) và Phòng thí nghiệm viễn thám Singapore chi chít những dấu đỏ và cam thể hiện những điểm bị tàn phá ở các thành phố Turkoglu, Kahramanmaras và Nurdagi (Thổ Nhĩ Kỳ).
Mỗi pixel màu đỏ, cam, vàng thể hiện lần lượt các khu vực 30 m x30 m bị tàn phá hoàn toàn, tàn phá một phần nặng, nhẹ hơn - (Ảnh: NASA/JAXA/Phòng thí nghiệm viễn thám Singapore).
Vệ tinh Chauhu-1 của Trung Quốc cũng cho thấy khu vực xung quanh tâm chấn bị tàn phá nặng nề.
Một số hình ảnh gây sốc khác:
Sân bay Hatay bị ngập nghiêm trọng - (Ảnh: ROSCOSMOS).
Vùng Latakia của Syria cũng bị tàn phá - (Ảnh: ROSCOSMOS).
Bản đồ dịch chuyển bề mặt cho thấy hướng chuyển động của đất (màu đỏ) và trượt ra xa (mũi tên màu xanh) - (Ảnh: NASA/JAXA).
Vệ tinh khác của Nga là Kanopus-V chụp tỉnh Hatay trước và sau động đất, với nhiều vùng vỡ nát - (Ảnh: ROSCOSMOS)
Một bản đồ thiệt hại khác ở Turkoglu, Kahramanmaras và Nurdagi - (Ảnh: JAXA/Phòng thí nghiệm viễn thám Singapore).
Theo tờ Sputnik, thảm họa động đất kép tàn phá Thổ Nhĩ Kỳ - Syria vào hôm 6-2 vừa qua là trận mạnh nhất tấn công khu vực từ năm 1939, không chỉ gây tang thương, lũ lụt khắp sân bay lớn Hatay mà còn làm dịch chuyển cả các mảng kiến tạo Trái đất. Các nhà khoa học ước tính sức mạnh chết chóc của thảm họa bằng 500 quả bom hạt nhân.

Đâu là nguyên nhân dẫn tới thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria?
Hóa ra nguyên nhân gây ra thảm họa động đất khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là xuất phát từ bên dưới bề mặt Trái Đất.

Biến đổi khí hậu khiến xương rồng thay thế tuyết trên dãy Alps
Người dân bang Valais, Thụy Sĩ đã quen với cảnh tượng những sườn núi phủ tuyết giữa mùa đông. Tuy nhiên, khi Trái Đất nóng lên, thứ họ nhìn thấy lại là những cây xương rồng.

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra vết nứt dài 300km
Hai vết nứt khổng lồ trên vỏ Trái Đất xuất hiện gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria sau khi hai trận động đất mạnh khiến cả khu vực rung chuyển vào ngày 6/2.

Giữa tuần này, gió mùa đông bắc sẽ tràn xuống miền Bắc
Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng ở miền Bắc từ 15/2 phổ biến 14-17 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ 10-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.

Các nhà khoa học đề xuất giải pháp chống biến đổi hậu: Dùng bụi Mặt trăng để che Mặt trời
Phương án dùng bụi Mặt Trăng để ngăn chặn bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất là ý tưởng mà các nhà vật lý thiên văn đề xuất để chống biến đổi khí hậu.

Hồ sông băng đe dọa 15 triệu người ở châu Á, Nam Mỹ
Những trận " sóng thần nội địa" gây nguy hiểm cho người dân và phá vỡ cơ sở hạ tầng có thể xảy ra do hồ nước hình thành do sông băng tan chảy tràn vào bờ.
