Ảnh vệ tinh cho thấy, nhiệt độ tại vòng cực Bắc nóng tới 48 độ C

Ảnh chụp từ vệ tinh Copernicus Sentinel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho thấy nhiệt độ bề mặt ở ít nhất một khu vực tại Siberia hôm 20/6 cao bất ngờ.

Ảnh vệ tinh cho thấy, nhiệt độ tại vòng cực Bắc nóng tới 48 độ C
Hình ảnh chụp hôm 20/6 hé lộ đợt sóng nhiệt ở Siberia (màu càng đỏ nhiệt độ càng cao). (Ảnh: Liên minh châu Âu).

Trong khi nhiều thành phố ở bờ tây nước Mỹ như Phoenix và Salt Lake hứng chịu thời tiết nóng kéo dài trong tuần qua, điều tương tự cũng xảy ra ở vòng cực Bắc. Mức nhiệt 48 độ C được ghi nhận ở thị trấn Verkhojansk thuộc Cộng hòa Yakutia, phía đông Siberia, theo dữ liệu từ hai vệ tinh Copernicus Sentinel-3A và Sentinel-3B. Các mức nhiệt khác trong vùng bao gồm 43 độ C ở Govorovo và 37 độ C ở Saskylah, cao nhất từ năm 1936. Đây là nhiệt độ ở mặt đất, không phải nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí ở Verkhojansk là 30 độ C.

Nhiệt độ cao ảnh hưởng tới lớp đất đóng băng vĩnh cửu, phần đất đông cứng từ xa xưa chứa nhiều khí nhà kính. Khi tan chảy, lớp đất này giải phóng khí methane vào khí quyển.

Ngoài tác động xấu khi lượng khí nhà kính trong khí quyển tăng lên, hiện tượng tan chảy đất đóng băng vĩnh cửu còn gây bất ổn cho nền đất ở Siberia, làm lung lay nền móng công trình và dẫn tới sạt lở. Hiện tượng cũng góp phần để lộ nhiều xác động vật có vú kỷ Băng Hà bị đông cứng, buộc các nhà cổ sinh vật học phải làm việc nhanh chóng để nghiên cứu những loài từng phát triển khi hành tinh mát hơn.

Khu vực từng trải qua đợt sóng nhiệt dẫn tới nhiệt độ đạt mốc 38 độ C cách đây một năm. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đang theo dõi sự gia tăng nhiệt độ trên khắp Trái đất. Theo tổ chức này, thay đổi mạnh nhất nằm ở Bắc Cực, nơi ấm lên với tốc độ nhanh hơn gấp đôi mức trung bình của thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm

Ích lợi bất ngờ từ đại dịch: Tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm

Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan COVID-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể ô nhiễm tầng ozone.

Đăng ngày: 23/06/2021
Hòn đảo kì lạ có những loại cây khổng lồ ở Nga

Hòn đảo kì lạ có những loại cây khổng lồ ở Nga

Nằm ở vùng Viễn Đông của Nga, đảo Sakhalin được cho là nơi có phiên bản khổng lồ của các loài thực vật thông thường, như kiều mạch, ngưu bàng và bìm bịp… với chiều cao có thể lên tới 5 mét.

Đăng ngày: 22/06/2021
Ngày mai (22/6) miền Bắc đón mưa giông giải nhiệt

Ngày mai (22/6) miền Bắc đón mưa giông giải nhiệt

Sau hai ngày nắng nóng 40 độ C, miền Bắc đón mưa giải nhiệt từ ngày mai, nhiệt độ cao nhất giảm 7 độ C so với hôm nay (21/6).

Đăng ngày: 21/06/2021
NASA cảnh báo Trái đất đang

NASA cảnh báo Trái đất đang "nhốt" lượng nhiệt chưa từng có tiền lệ

Các nhà khoa học NASA đánh gía rằng Trái Đất đang giữ lượng nhiệt gấp đôi so với năm 2005.

Đăng ngày: 21/06/2021
Các nhà khoa học biến đổi chai nhựa đã qua sử dụng thành hương liệu vani

Các nhà khoa học biến đổi chai nhựa đã qua sử dụng thành hương liệu vani

Các nhà khoa học tại đại học Edinburgh Scotland đã thành công trong việc chuyển đổi rác thải nhựa đã qua sử dụng thành hương liệu vani.

Đăng ngày: 21/06/2021
Phát hiện suối đá

Phát hiện suối đá "tổ ong" kỳ lạ ở Gia Lai

Hàng nghìn thanh đá lục lăng được sắp xếp dọc theo suối nước dài hơn 1 km ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, Gia Lai) có hình dạng kỳ lạ như tổ ong.

Đăng ngày: 20/06/2021
Trong tương lai, vùng biển Sri Lanka có thể sẽ chết

Trong tương lai, vùng biển Sri Lanka có thể sẽ chết

Vụ đắm tàu X-Press Pearl ngoài khơi Sri Lanka, khiến chất hóa học và hạt nhựa thoát ra đại dương, có nguy cơ tạo ra thảm họa môi trường tồi tệ chưa từng có.

Đăng ngày: 17/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News