Animotus - chiếc hộp chỉ đường qua phản hồi xúc giác
Kỹ sư Adam Spiers đến từ đại học Yale đã phát triển một chiếc hộp chỉ hướng có tên Animotus. Thiết bị được chế tạo bằng công nghệ in 3D, kết nối không dây và đóng vai trò như một chiếc la bàn xúc giác. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng tìm được đường đi dù không nhìn thấy gì.
Hộp chỉ hướng theo phản hồi xúc giác
Spiers cho biết trong quá trình sản xuất, các thành viên tham gia dự án - gồm cả những người có thị lực bình thường và người khiếm thị được đưa vào một không gian tối hoàn toàn và được yêu cầu bước đi 4 bước mỗi lần với giọng nói chỉ dẫn và hiệu ứng âm thanh để họ dễ hình dung không gian. Trên tay mỗi người là một chiếc hộp Animotus có thể dẫn đường bằng cách thay đổi hình dạng theo hướng tương ứng. Animotus gồm nhiều khối được chế tạo bằng máy in 3D, do đó nó có thể thay đổi hình dạng theo chỉ dẫn được truyền đến từ xa qua giao tiếp không dây, qua đó giúp người cầm biết được vị trí của mình trong môi trường xung quanh. Dĩ nhiên là họ đều ở trong phòng tối vậy Animotus làm điều này như thế nào?
Hộp chỉ đường Animotus.
Nửa trên của hộp sẽ xoay để chỉ hướng cho người dùng đến địa điểm tiếp theo, sau đó phần nửa này sẽ trượt về phía trước nhằm báo hiệu về khoảng cách cần bước đi. Kết quả là thay vì nhìn vào thiết bị, người dùng với Animotus trên tay có thể nắm bắt đường đi nhờ xúc giác và thiết bị đã có thể giao tiếp với người dùng một cách kín đáo và hiệu quả hơn. Theo Spiers thì hầu hết các thiết bị phản hồi xúc giác thường dựa trên rung động (giống như cục rung trên điện thoại) và có thể khiến người dùng khó chịu và nếu dùng âm thanh để chỉ dẫn, người dùng có thể bị phân tâm.
Thiết bị này được Spiers nghĩ ra khi anh tham gia chương trình thực tế Flatland - một trò chơi truyền hình dựa trên tiểu thuyết của Edwin A. Abbott năm 1884 về một thế giới 2 chiều. Spiers đã làm việc với phó giáo sư Aaron Dollar tại Yale cùng Extant - một công ty có trụ sở tại London để sản xuất Animotus. Thiết bị ban đầu được Spiers đặt tên là Haptic Sandwich dựa trên thiết kế và chức năng của nó nhưng sau đó được đổi thành Animotus - một cái tên lấy từ tiểu thuyết Flatland.
Người tham gia trò chơi được mặc một bộ quần áo có gắn các thiết bị để giám sát và theo dõi chuyển động cùng với một chiếc Animotus. Dữ liệu sẽ được truyền không giây đến Animotus từ một máy tính, truy xuất bản đồ không gian trò chơi. Nhờ Animotus, người chơi đã có thể di chuyển nhanh chóng đến các điểm mốc trên lộ trình trong điều khiện tối đen hoàn toàn.
Không chỉ phục vụ cho chương trình thực tế Flatland, Spiers tin rằng Animotus có nhiều tiềm năng ứng dụng bởi khả năng dẫn đường hiệu quả trong im lặng, giúp người dùng có thể đến được nơi cần đến nhanh chóng, không làm phân tâm bởi các rung động hay âm thanh. Chúng ta với thị lực bình thường có lẽ không cần dùng đến một thứ như Animotus nhưng với những người khiếm thị thì Animotus sẽ phát huy chức năng của nó.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.
