Áo thun biến thành áo phao trong nháy mắt giúp phòng chống đuối nước

Túi khí sẽ được tích hợp vào trong chiếc áo, chỉ cần tác động một lực vừa đủ, túi khí sẽ tự phồng trong 3 đến 6 giây và biến thành áo phao giúp người nổi trên nước.

Áo phao Living này do một nhóm sinh viên trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) nghiên cứu và thiết kế. Chiếc áo phao độc đáo này đã được nhóm thực nghiệm trong hồ bơi và cho kết quả khả quan.

Áo thun biến thành áo phao trong nháy mắt giúp phòng chống đuối nước
Túi khí nằm dưới vai áo sẽ tự phồng khi có lực tác động lên áo. Túi khí khi phồng sẽ hoạt động trong 2 đến 3 ngày. (Ảnh: NVCC).

Nguyễn Tiếng Lập, trưởng nhóm nhớ lại kỷ niệm buồn khi thời gian học phổ thông, đã tận mắt chứng kiến 2 người bạn của mình không may bị đuối nước. Tìm hiểu kỹ hơn, Lập nhận thấy có 2/3 học sinh tại Việt Nam không biết bơi và không được trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước.

Mặt khác, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 2.000 trẻ em tử vong vì đuối nước. Trong khi đó, các thiết bị đảm bảo an toàn như áo phao, phao cứu sinh các loại… không phải ở khu vực nào cũng có, nhất là những vùng xa xôi, hẻo lánh.

“Chính vì những lý do đó, nhóm đã đưa ra một giải pháp tích hợp hệ thống phao ngay trong trang phục của các bạn học sinh. Cụ thể, các túi khí sẽ xẹp khi ở trạng thái bình thường và sẵn sàng phồng lên khi cần sử dụng” - Lập chia sẻ.

Áo thun biến thành áo phao trong nháy mắt giúp phòng chống đuối nước
Áo thun sẽ như một chiếc áo phao khi xảy ra đuối nước. (Ảnh: NVCC).

Bắt tay vào nghiên cứu, nhóm đã tìm ra hai hoạt chất là Axit citric (C6H8O7)Sodium Bicarbonate (NaHCO3) khi hai chất này phản ứng với nhau sẽ tạo thành khí cacbonic (CO2) giúp túi khí nằm trong vai áo tự phồng lên trong vòng 3 đến 6 giây. Đây là các chất không nằm danh sách cấm. Trong trường hợp phao bị xì, các chất này cũng chỉ gây ngứa nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ cấn rửa sạch bằng nước.

Để túi phồng lên, người dùng chỉ cần thực hiện vài thao tác để 2 chất hóa học này tương tác với nhau tạo thành khí CO2.

Trần Hòa Bình, thành viên nhóm và cũng là chuyên gia thiết kế áo phao, cho biết túi khí tích hợp trong áo chỉ phồng lên khi tác động lực nên khi ở trạng thái bình thường, nó vẫn là một chiếc áo bình thường, không gây hại cho sức khỏe con người, không ảnh hưởng nhiều đến độ thẩm mỹ của một bộ trang phục. 

“Từ ý tưởng chiếc túi khí tích hợp trong áo, nhóm đã phát triển thành một sản phẩm khác, đó chính là những chiếc đai cứu sinh. Khi mang đai này vào người phao sẽ tự đồng phồng lên và hoạt động tương tự như một chiếc phao cứu sinh nhưng nó gọn gàng hơn, hiệu quả hơn” - Bình chia sẻ.

Phát triển ý tưởng từ năm 2017, hiện nay nhóm đã hoàn thiện toàn bộ công nghệ chế tạo áo phao tích hợp và đai phao cứu sinh. Quá trình thực nghiệm sản phẩm tại các hồ bơi để kiểm chứng khả năng hoạt động của áo phao, đai phao cứu sinh cho kết quả khả quan. Thực nghiệm cho thấy, khi áo tự phồng sẽ giúp nâng phần đầu và cổ của người lên khỏi mặt nước và giúp con người nổi và hô hấp bình thường.

Áo thun biến thành áo phao trong nháy mắt giúp phòng chống đuối nước
Sản phẩm áo thun Living của nhóm vừa xuất sắc đoạt giải Nhì cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp (CiC) năm 2019 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức mới đây. (Ảnh: Nil Lâm).

Hiện nhóm đang thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm. Theo Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm, giá thành cho túi khí tích hợp vào áo vào khoảng 120.000 đồng, rất phù hợp với đại bộ phận người dân và các em học sinh. Trước mắt, nhóm sẽ đi chào hàng tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng chuyên tổ chức các tour khám phá biển đảo, miền Tây sông nước…để chứng minh tính ưu việt của sản phẩm.

“Nhóm cũng đưa ra mục tiêu là sẽ tài trợ miễn phí cho các khu vực vùng sâu, vùng xa để các em học sinh có thêm công cụ phòng chống đuối nước. Nhóm cũng sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho các em học sinh nơi đây” - Ngọc chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên sáng tạo máy gieo hạt bằng giọng nói

Sinh viên sáng tạo máy gieo hạt bằng giọng nói

Chiếc máy "made by sinh viên" giúp gieo hạt ngay hàng thẳng lối đến 95%. Máy còn có tính năng thông báo nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời, giúp nông dân có thể xác định thời điểm gieo phù hợp.

Đăng ngày: 19/09/2019
Sinh viên thiết kế hệ thống tự động tưới khi cây

Sinh viên thiết kế hệ thống tự động tưới khi cây "khát" nước

Các cảm biến được lắp trong hệ thống cho phép nhận biết vị trí cây gặp vấn đề, tự động tưới và báo tin cho chủ vườn.

Đăng ngày: 17/09/2019
Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để minh chứng chất lượng nước

Thả cá Koi Nhật Bản xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây để minh chứng chất lượng nước

Sáng 16/9, chuyên gia Nhật Bản thả 300 cá Koi, cá chép Việt Nam xuống vùng nước đã được xử lý; đồng thời thả 200 con cá rô phi xuống lòng sông Tô Lịch.

Đăng ngày: 16/09/2019
Mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau thủy canh

Mô hình nuôi cá kết hợp trồng rau thủy canh

Mô hình tự động tuần hoàn khép kín, nước trong bể cá dùng cung cấp chất thải, dinh dưỡng cho rau, sau đó được lọc sạch cấp ngược lại cho cá.

Đăng ngày: 07/09/2019
Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang

Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang

Thay vì chôn lấp, công nghệ sản xuất cát nhân tạo do TS Nguyễn Ngọc Trực nghiên cứu có thể tận dụng xỉ gang sản xuất cát dùng để xây dựng.

Đăng ngày: 31/08/2019
Kỹ sư hóa xử lý bã cà phê làm nguyên liệu sản xuất giày

Kỹ sư hóa xử lý bã cà phê làm nguyên liệu sản xuất giày

Mỗi đôi giày được làm từ 3 ly bã cà phê và 12 chiếc ly nhựa, có khả năng chống thấm nước, khử mùi và chặn tia UV.

Đăng ngày: 24/08/2019
Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu

Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu

Công nghệ này sử dụng sóng siêu âm ở tần số thấp (khoảng 27kHz) nhằm "tiêu diệt" triệt để mầm kết tinh mật và có thể diệt bào tử nấm men trong mật ong.

Đăng ngày: 22/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News