Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Haikui

Tối qua áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão với tên quốc tế Haikui, đây là cơn bão số 13 hoạt động trên biển Đông.

Sáng sớm nay (10/11) bão Haikui đã vượt qua khu vực phía Nam Lu-Dông của Philippines đi vào biển Đông, cơn bão số 13.

Hồi 04 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 930km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão Haikui
Vị trí và hướng đi của bão Haikui.

Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km còn có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờđi được khoảng 10-15km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.

Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Mảng đá nóng bí ẩn đang làm tan chảy Nam Cực

Mảng đá nóng bí ẩn đang làm tan chảy Nam Cực

Giả thuyết có một mantle plume như vậy dưới đáy lớp băng vĩnh cửu ở Nam Cực từng được đưa ra khá lâu, nhưng mới đây NASA đã lên tiếng xác nhận trước những bằng chứng mới khá rõ ràng.

Đăng ngày: 09/11/2017
Bão vừa tan, áp thấp nhiệt đới lại sắp vào Biển Đông

Bão vừa tan, áp thấp nhiệt đới lại sắp vào Biển Đông

Dự báo trong 24 giờ tới vùng áp thấp này di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm.

Đăng ngày: 09/11/2017
Hai vết nứt băng đe dọa trạm nghiên cứu Nam cực

Hai vết nứt băng đe dọa trạm nghiên cứu Nam cực

Đây là mùa đông thứ hai liên tiếp trạm Halley Vi phải đóng cửa vì nguy cơ bị mắc kẹt giữa hai vết nứt đang lớn dần ở thềm băng nổi dày 150 mét.

Đăng ngày: 08/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News