Apple cần bao nhiêu kim loại và đất hiếm để tạo nên một chiếc iPhone?

Để tạo ra một chiếc iPhone, Apple cần sử dụng nhôm, sắt, vàng và một số loại đất hiếm.

iPhone được tạo nên từ nhiều kim loại khác nhau bao gồm titan, sắt, vàng và một lượng lớn nhôm dùng để làm vỏ máy.

Theo một nghiên cứu từ Motherboard, nhôm chiếm khoảng 24% khối lượng của iPhone, tiếp theo là sắt với khoảng 14%. Đồng chiếm 6% và coban chiếm 5% khối lượng của điện thoại.


iPhone được tạo ra từ nhiều kim loại như nhôm, sắt, vàng và các loại đất hiếm.

Ngoài ra, các loại đất hiếm như yttrium và europium cũng rất quan trọng trong việc cấu thành nên iPhone. Chúng được dùng để chế tạo trong pin của điện thoại, làm màu sắc cho màn hình hiển thị và làm cho điện thoại rung khi có thông báo.

Mặc dù chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng khối lượng của điện thoại, nhưng các loại đất hiếm có vai trò rất quan trọng không thể thiếu.

Tuy nhiên, việc khai thác những nguyên liệu này này có thể gây ra sự kết hợp giữa các vật liệu phóng xạ và các chất gây ung thư. Chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, phá hủy rừng và đất canh tác xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Thợ mỏ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, dễ mắc phải ung thư và nhiều bệnh khác.

Theo Quartz, Apple cho biết họ đã sử dụng các vật liệu tái chế để sản xuất điện thoại thay cho đất hiếm nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người lao động.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.

Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:

  • Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
  • Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y...) , CO3(f,OH)3 và MONAZITE (Ce, La, Nd, Th, Y...) (PO4, SiO4)3.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News