Argentina phát hiện hóa thạch khủng long sống cách ngày nay hơn 200 triệu năm
Ngày 9/7, các nhà khảo cổ học Argentina thông báo phát hiện hóa thạch của một loài khủng long khổng lồ và lâu đời nhất, sống cách đây hơn 200 triệu năm tại miền Tây nước này.
Theo phóng viên tại Buenos Aires, hóa thạch trên được các nhà nghiên cứu đặt tên là Ingenia Prima, lớn gấp 3 lần so với kích thước hóa thạch của những con khủng long to nhất thuộc kỷ Tam Điệp.
Hóa thạch được phát hiện vào năm 2015 tại khu vực Balde de Leyes ở tỉnh San Juan, cách thủ đô Buenos Aires 1.100km.
Hóa thạch của một loài khủng long khổng lồ được tìm thấy ở Balde de Leyes, gần Marayes, tỉnh San Juan, Argentina. (Nguồn: AFP).
Chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Bảo tàng Khoa học Thiên nhiên của Đại học San Juan (IMCN) Cecilia Apaldetti cho biết các chuyên gia khảo cổ tìm thấy hóa thạch một số đốt sống cổ, đuôi, xương chân trước và chân sau của mẫu vật trên.
Theo bà Apaldetti, Ingenia Prima có thể thuộc nhóm khủng long chân thằn lằn (Sauropoda) có 4 chân, ăn cỏ, dễ nhận biết vì có cổ và đuôi rất dài.
Trước khi tìm thấy mẫu vật này, giới chuyên gia cho rằng loài khủng long khổng lồ này sống ở kỷ Jura, cách đây 180 triệu năm trước. Đồng tác giả nghiên cứu hóa thạch trên, Ricardo Martinez cho rằng Ingenia Prima thuộc cuối kỷ Tam Điệp, có thể là 205 triệu năm trước đây.
Nhóm chuyên gia trên đang tiến hành nghiên cứu về kỷ Tam Điệp (kéo dài từ khoảng 250-200 triệu trước đây), thời kỳ khủng long vừa bắt đầu xuất hiện. Những con khủng long đầu tiên có kích thước nhỏ, sau đó tiến hóa dần trở thành những con vật khổng lồ để tự vệ.
Theo các chuyên gia của IMCN, các mảnh xương của Ingenia Prima cho thấy có sự tăng trưởng theo chu kỳ, theo mùa và có mô xương khác so với các loài Sauropoda khác, cho phép nó phát triển rất nhanh.
Ingenia Prima có thể phát triển cao tới 8-10m, do hóa thạch tìm được thuộc một khủng long mới lớn cao từ 6-7m. Loài này có thể phát triển cân nặng khoảng 10 tấn, tương đương 2-3 con voi Nam Phi.
Địa điểm khảo cổ Balde de Leyes thuộc tỉnh San Juan được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001, và kể từ năm 2014 đến nay các nhà khảo cổ Argentina đã tìm thấy hàng trăm mẫu vật tại khu vực này.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong
Các nhà khảo cổ học gần đây mới phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
