Ba hố đen xoay tròn quanh nhau trước cuộc đụng độ

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc phát hiện ba hố đen xoay tròn trong vũ trụ với tốc độ cực nhanh, nghiên cứu công bố hôm 24/7.


Cụm SDSS J0849+1114 gồm ba hố đen xoay quanh nhau rất nhanh. (Ảnh: Metro).

Phát hiện về hai hố đen sáp nhập khá phổ biến trong cộng đồng khoa học. Tuy nhiên, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế tỏ ra bối rối khi bắt gặp ba hố đen khổng lồ đang trên đà đâm vào nhau. Cụm hố đen này được gọi chung là SDSS J0849+1114. Các nhà nghiên cứu phân loại chúng là nhân thiên hà hoạt động (AGN). Họ tiến hành quan sát chi tiết SDSS J0849+1114 bằng kính viễn vọng vũ trụ Hubble, Đài thiên văn tia X Chandra và Kính đo giao thoa vô tuyến.

Sử dụng dữ liệu thu thập từ nhóm thiết bị trên, nhóm nghiên cứu kết luận ba hố đen bị mắc kẹt trong quỹ đạo của nhau. Những đám mây khí gas bao quanh và cung cấp thức ăn cho cụm hố đen di chuyển ở tốc độ 500 - 1.000km/giây. Kết quả quan sát chỉ ra khi các hố đen tiếp tục xoay quanh nhau, cụm của chúng sẽ thu nhỏ dần cho tới khi chúng đâm vào nhau. Vụ va chạm cực mạnh này có thể xảy ra trong vòng hai tỷ năm tới.

Dù biết chắc vụ va chạm sẽ xảy ra, nhóm nghiên cứu không rõ điều gì sẽ xuất hiện sau đó. Họ đặt giả thuyết bộ ba sẽ tạo thành một hố đen siêu khối lượng hoặc chỉ có hai hố đen sáp nhập. Nếu đúng như trường hợp đầu tiên, sự kiện có thể giải thích bản chất của lõi hố đen khổng lồ tìm thấy trong những thiên hà hình elip như M87. Theo nhóm nghiên cứu, các hệ thống hố đen tương tự có thể phổ biến hơn trong vũ trụ thuở sơ khai, khi thiên hà sáp nhập thường xuyên hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News