Ba thành phố Nhật bị xóa sổ
Trong lúc giới chức Nhật Bản đang đánh giá mức độ thiệt hại của trận động đất và sóng thần hôm 11/3 thì lực lượng cứu hộ nhận thấy ba thành phố bị phá hủy gần như hoàn toàn bởi động đất và sóng thần.
Minamisanriku
Người dân bước giữa các đống đổ nát tại thành phố Minamisanriku hôm 13/3
Khi giới chức kiểm tra tình hình tại Minamisanriku, thành phố có 17.000 nghìn dân thuộc tỉnh Miyagi và nằm sát tâm chấn động đất, họ phát hiện một thực tế kinh hoàng. 9.500 dân – tức là hơn một nửa dân số thành phố - đã mất tích. Người ta lo ngại những người mất tích đã chết do bị đè dưới các tòa nhà đổ hoặc trôi ra biển bởi sóng thần. Chính quyền sơ tán khoảng 7.500 người tới các lều tạm.
Xem cảnh hoang tàn trong thành phố
Judith Kawaguchi, một phóng viên của đài truyền hình NHK, phát biểu khi chứng kiến cảnh tượng tại Minamisanriku: “Toàn bộ thành phố bị cuốn trôi, chỉ còn 3 tòa nhà đứng vững. Đường cao tốc bị xé thành từng mảnh và chìm dưới bùn”.
Người ta tìm thấy một chiếc thuyền bị nước đẩy khỏi vị trí ban đầu tới gần 3 km trong thành phố - một bằng chứng cho thấy sức mạnh khủng khiếp của sóng thần.
Anh Choushi Takahashi, một công chức nhà nước, kể với CNN rằng anh cùng mọi người chạy ra khỏi một tòa nhà khi sóng thần ập tới, song nhiều người trên tầng hai không chạy kịp. Takahashi lo rằng những người không chạy được đã chết. Một phụ nữ nói bà không có thời gian để nghĩ xem chuyện gì đang xảy ra do sóng thần tới quá nhanh.
"Tôi thấy sóng cuốn nhiều người ra biển", một phụ nữ khác kể.
Kesennuma
Phần lớn thành phố Kesennuma đều đổ nát hôm 12/3.
Nhật báo Yomiuri dùng từ “cảnh tượng địa ngục” để mô tả về hậu quả động đất tại thành phố Kesennuma thuộc tỉnh Miyagi. Các đám cháy bùng phát khắp thành phố từ lúc động đất xảy ra tới nay. Tờ Guardian công bố một đoạn video cho thấy hầu như cả thành phố chìm trong lửa trong ngày 11/3.
Con số thương vong tại Kesennuma chưa được công bố song Telegraph đưa tin khoảng 9.500 dân tại đây mất tích và 10.000 người đang sống trong lều tạm. Kesennuma có 75.700 dân.
Rikuzentakata
Những ngôi nhà chìm trong bùn tại thành phố Rikuzentakata sau trận sóng thần hôm 11/3.
“Bị tàn phá hầu như toàn bộ” là cụm từ mà hãng thông tấn Kyodo dùng khi mô tả thành phố Rikuzentakata thuộc tỉnh Iwate. Tại đây, sau khi trận động đất xảy ra hôm 11/3, người dân chưa kịp sơ tán thì sóng thần cao 10 m tràn tới. Trận động đất biến những ngôi nhà thành đống đổ nát trong tích tắc. Những thứ không gục ngã bởi động đất lại bị sóng thần khuất phục. Từng là một thành phố cảng sầm uất, Rikuzentakata chỉ còn là đống đổ nát sau thảm họa kép.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo họ đã tìm thấy từ 300 tới 400 thi thể tại Rikuzentakata. Dân số của thành phố là gần 23.700 người.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
