Bác sỹ Trung Quốc nuôi cấy tai trên tay bệnh nhân
Chiếc tai nhân tạo được nuôi cấy trên cánh tay và có thể khâu nối vào đầu bệnh nhân trong những tháng tới.
Bác sỹ Trung Quốc Guo Shuzhong vừa hoàn thành việc nuôi cấy tai người trên cánh tay bệnh nhân, RT hôm qua đưa tin.
Bệnh nhân tên Ji bị tai nạn cách đây một năm. Sau khi điều trị, phần da mặt và má của ông đã hồi phục nhưng chiếc tai phải bị đứt rời luôn khiến ông Ji không vui.
Bác sỹ Trung Quốc vừa nuôi cấy tai người trên tay bệnh nhân. (Ảnh: China Daily).
"Tôi mất một chiếc tai. Vì thế, tôi luôn cảm thấy cơ thể mình không hoàn thiện", ông Ji trả lời Huanqiu.
Ông được giới thiệu tới bác sỹ Guo, người thực hiện ca ghép mặt đầu tiên ở Trung Quốc năm 2006. Vị bác sỹ phẫu thuật nổi tiếng đã nghĩ ra cách để nuôi cấy tai trên cánh tay bệnh nhân.
Đầu tiên một túi giãn da được cấy ghép dưới cánh tay phải của ông Ji. Sau đó, bác sỹ lấy sụn từ xương sườn bệnh nhân để làm tai nhân tạo rồi cấy ghép vào cẳng tay.
"Đây là phần khó nhất trong ca phẫu thuật bởi nhiều biến chứng có thể xảy ra", bác sỹ Guo cho biết.
Bước cuối cùng của ca cấy ghép sẽ được thực hiện trong những tháng tới. Chiếc tai sau khi phát triển hoàn toàn sẽ được tách khỏi cánh tay và gắn vào đầu bệnh nhân bằng kỹ thuật khâu nối mạch máu.
Các bác sỹ sẽ mất ít nhất 4 tháng để xác định chiếc tai mới của ông Ji có phát triển hay không. Nếu thành công, cẳng tay có thể trở thành vật chủ mới để nuôi cấy tất cả bộ phận của con người.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.
