Bạch tuộc có cả tay và chân

Thuật ngữ Octopus (bạch tuộc) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ và có nghĩa là tám chân. Nhưng một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy loài động vật thân mềm này có sáu tay và hai chân.

Từ trước tới nay người ta vẫn tin tám xúc tu của bạch tuộc chia thành hai nhóm, trong đó bốn xúc tu phía sau có nhiệm vụ đẩy cơ thể còn bốn xúc tu phía trước được sử dụng để thực hiện các thao tác khác như bắt mồi, đưa thức ăn vào miệng, dò đường.

20 trung tâm hải dương học ở Anh, Bỉ, Đức, Phần Lan, Ireland và Hà Lan cùng tiến hành theo dõi bạch tuộc để tìm hiểu xem liệu loài vật này có xu hướng thường xuyên sử dụng chi ở một bên (phải hoặc trái) như con người hay không. Họ bỏ nhiều đồ chơi vào bể rồi theo dõi suốt ngày đêm. Họ vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra rằng, một số nhận thức cơ bản của con người về loài bạch tuộc cần được xem xét lại.

"Tại tất cả trung tâm hải dương học tham gia nghiên cứu, chúng tôi đều nhận thấy một hiện tượng: bạch tuộc chỉ dùng cặp xúc tu sau cùng để đẩy cơ thể mỗi khi muốn bơi. Hai chi trước của chúng có nhiệm vụ dò tìm và định hướng. Bốn chi ở giữa được sử dụng để hỗ trợ cặp chi sau và chi trước trong những trường hợp cần thiết", Alex Gerard, một chuyên gia tại trung tâm hải dương học ở Brighton thuộc bờ biển phía nam nước Anh, cho biết.

Bạch tuộc có cả tay và chân

Một con bạch tuộc Vulgaris. Ảnh: greenexpander.com.


Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy khi rơi vào tình thế khó khăn, bạch tuộc luôn sử dụng cặp xúc tu thứ ba để hỗ trợ cặp xúc tu thứ nhất, chứ không tham gia vào thao tác đẩy cơ thể. Điều này trái ngược với quan niệm cho rằng, bốn chi phía sau của chúng có nhiệm vụ đẩy cơ thể.

"Hơn một nửa số bạch tuộc trong diện bị theo dõi không tỏ ra có thiên hướng sử dụng các chi bên phải hay bên trái thường xuyên hơn. Số còn lại chia thành hai nhóm có số lượng xấp xỉ bằng nhau, trong đó một nhóm hay sử dụng các chi bên phải và nhóm kia thường xuyên dùng các xúc tu bên trái", Clair Little, trưởng nhóm nghiên cứu tại trung tâm ở Weymouth (Anh), cho biết.

Theo Claire, các con mắt của bạch tuộc đều hướng về phía trước cơ thể, vì thế chúng sử dụng mắt để xác định xem nên dùng xúc tu nào trong một tình huống cụ thể. Nhìn chung bạch tuộc có xu hướng chọn xúc tu gần vật thể nhất.

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng một số con bạch tuộc hay sử dụng các xúc tu ở bên phải hơn bên trái và ngược lại. Claire nhận định nguyên nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ việc mắt ở một bên bị giảm thị lực.

Để tăng mức độ khách quan, các nhà khoa học thu thập kết quả từ hơn 2.000 quan sát riêng rẽ với sự trợ giúp của nhiều tình nguyện viên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News