Bạn có biết: Máu trong cơ thể phi hành gia chảy khác hẳn khi trong không gian

Khi nhìn hình ảnh các phi hành gia trôi trong Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bạn có thể thấy diện mạo của họ có chút khác thường. Đúng là tóc của họ đang dựng đứng lên, nhưng vẫn còn một thứ khác - một thứ mà bạn sẽ chẳng đưa tay lên sờ được. Nếu nhìn cận cảnh khuôn mặt họ, bạn sẽ thấy các mạch máu đang phồng lên ở cổ hoặc mặt. Nguyên nhân ư? Vì trọng lực đấy. Chính xác hơn là vì không có trọng lực.

Cơ thể chúng ta đã tiến hóa để thích nghi với trọng lực của Trái đất, do đó những hoạt động bình thường như đi siêu thị hay chơi với thú cưng sẽ giúp những chức năng trong cơ thể của chúng ta được duy trì một cách khỏe mạnh, như một chiếc xe được tra dầu định kỳ vậy. Khi đặt cơ thể vào môi trường vi trọng lực, mọi thứ sẽ thay đổi. Theo NASA, khi không có trọng lực như bình thường, cơ thể chúng ta không bị tác động bởi ngoại lực, do đó hệ thống tim và mạch máu bắt đầu trở nên… “lười nhác”.

Trên Trái đất, trọng lực kéo máu và các dịch cơ thể khác xuống dưới bụng và chân. Đó là lý do vì sao khi đứng lâu, chân và mắt cá sẽ phồng lên. Nhưng vì trong không gian không có trọng lực đó - dù là nhân tạo hay tự nhiên - máu thay vì đi xuống sẽ bị đẩy lên ngực và đầu. Sự dịch chuyển của dịch cơ thể khiến tim và các mạch máu nhận được dòng máu thấp hơn thông thường, từ đó dẫn đến tình trạng phồng mạch máu ở các phi hành gia.


Kiểm tra sức khỏe mỗi ngày là hoạt động không thể bỏ qua đối với các phi hành gia trên ISS.

Tình trạng phi trọng lực tác động đáng kể đến cơ thể và hệ tuần hoàn. NASA và các cơ quan hàng không vũ trụ khác trên toàn thế giới đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực nghiên cứu về những hệ quả của phi trọng lực, nhằm khắc phục những ảnh hưởng mà việc sống trong không gian có thể gây ra cho cơ thể con người.

Theo NASA, máu trong ngực và đầu có thể dẫn đến những hiệu ứng tiêu cực cho sức khỏe, ví dụ như mất thính giác, tăng áp lực não dẫn đến phù não, và biến dạng cầu mắt (hay Hội chứng Thần kinh - mắt liên quan du hành không gian, SANS). Tình trạng thiếu trọng lực còn khiến cơ bắp bị teo đi, và hình dạng trái tim bị thay đổi từ hình oval sang hình cầu.

Khi các phi hành gia trở về Trái đất, máu và dịch cơ thể được kéo xuống bụng và chân như trước. Sự dịch chuyển này, cùng những thay đổi khác đối với cơ thể, khiến cơ thể khó kiểm soát được sự sụt giảm huyết áp. Do đó, một số phi hành gia sẽ bị choáng và đôi lúc là ngất đi - một tình trạng gọi là “hạ huyết áp ở tư thế đứng”.

Cơ thể chúng ta là một kỳ quan, khi mà nó có thể thích nghi với bất kỳ môi trường nào. Dẫu vậy, không gian rõ ràng không phải là một môi trường thực sự thân thiện với con người!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 25/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Qua xác nhận qua thử nghiệm trên Trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo có các dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trong những hòn đá do tàu đổ bộ Chang’e 5 thu lượm trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 20/03/2025
Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News