Chuột nhân bản đầu tiên ra đời từ da chết: Triển vọng hồi sinh quái vật tiền sử
Thí nghiệm đột phá với những con chuột được nhân bản thành công chỉ từ tế bào da đông lạnh sẽ mở đường cho giấc mơ táo bạo của nhân loại: Đưa những sinh vật tuyệt chủng trở về từ cõi chết.
Theo Daily Mail, một nhóm khoa học gia Nhật Bản đã tạo ra những con chuột nhân bản khỏe mạnh đầu tiên từ các tế bào soma đông lạnh khô, cụ thể là tế bào da. Những con chuột nhân bản này thậm chí có thể giao phối và sinh con một cách hoàn toàn tự nhiên.
Tế bào soma và chuột nhân bản vô tính trong phòng thí nghiệm - (Ảnh: NATURE COMMUNICATIONS)
Tế bào soma là tế bào động vật không phải tế bào tinh trùng và trứng. "Chúng tôi nhận thấy các tế bào soma đông lạnh có thể tạo ra các dòng vô tính khỏe mạnh và có khả năng sinh sản" - các tác giả từ Đại học Yamanashi ở Kofu - Nhật Bản giải thích
Một sinh vật có thể cung cấp vô số tế bào soma, điều này tạo nên thuận lợi lớn cho việc nhân bản. Các tế bào được đem ra thí nghiệm là tế bào da, chi cần bảo quản ở nhiệt độ âm không lớn là -30 độ C, thay vì phải bảo quản âm sâu tận -196 độ C như tế bào tinh trùng.
Sau 9 tháng đông lạnh, các tế bào chuột chết này đã được đem ra nhân bản, cho ra các phôi thành công. Quá trình "giải cứu DNA" và tạo ra chuột nhân bản có tỉ lệ thành công là 0,2%-5,4%.
Các tác giả thừa nhận việc đông lạnh khô tế bào gây ra nhiều tổn thương DNA hơn so với lưu trữ tế bào bằng các phương pháp hiện đại, tuy nhiên các tính chất kể trên lại giúp việc lưu trữ tế bào dễ dàng hơn nhiều.
Khá nhiều con chuột được nhân bản cho thấy những tổn thương DNA, nhưng một số con đã hoàn toàn khỏe mạnh về mặt thể chất lẫn sinh lý.
Đó là một bước ngoặt trong giấc mơ hồi sinh những quái vật tiền sử đã tuyệt chủng, bởi chắc chắn chúng ta không thể đòi hỏi thiên nhiên phải bảo quản chúng ở nhiệt độ âm rất sâu mà tế bào tinh trùng hay trứng đòi hỏi
Nghiên cứu vừa được công bố trên Nature Communications.
Theo Science Alert, trước đó loại tế bào đông lạnh duy nhất tạo ra con non thành công là tế bào tinh trùng, do một nhóm nghiên cứu khác thí nghiệm.
Tuy nhiên, đây không phải phương án tối ưu bởi việc trích xuất được tế bào tinh trùng hay trứng/noãn đủ chuẩn để nhân bản là rất khó khăn. Đối với các sinh vật được tìm thấy trong tình trạng hóa thạch lạnh lại càng kém khả thi bởi chúng ta sẽ không có nhiều lựa chọn.

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống
Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.
