Bạn đang được ngắm nhìn loài hoa có mùi hương hiếm và đắt tiền nhất thế giới đấy

Nước hoa tạo thành từ loài hoa này có giá khoảng... 1,34 tỷ/kg tinh chất.

Loài hoa chúng ta đang nhắc đến ở đây là hoa Iris - một biểu tượng của hoàng tộc, và là thành phần tạo ra loại nước hoa đắt nhất thế giới.

Bạn đang được ngắm nhìn loài hoa có mùi hương hiếm và đắt tiền nhất thế giới đấy
Hoa Iris.

Chính xác hơn, không phải hoa mà là củ của cây Iris mới là thành phần tạo nên hương nước hoa. Nó được bán với giá 50.000 euro/1kg tinh chất, tương đương 1,34 tỷ đồng tiền Việt.

Nhưng nếu biết rằng phải tốn cả nửa tấn củ Iris mới thu được có 1kg tinh chất ấy, có lẽ bạn cũng sẽ thấy con số 1,34 tỷ đồng là xứng đáng. Bởi thế nên người ta mới hay nói rằng mùi hương này còn đắt hơn cả vàng.

Loài hoa biểu tượng của hoàng tộc

Hoa Iris còn được gọi là hoa diên vĩ. Nó sinh trưởng mạnh trong khu vực khí hậu ôn đới của vùng Địa Trung Hải.

Chỉ cần tốn khoảng 30 phút lái xe từ Florence, thủ phủ của vùng Toscana, Ý, bạn đã tới được trang trại hoa Iris nổi tiếng nhất là Pruneti của làng San Polo.

Bạn đang được ngắm nhìn loài hoa có mùi hương hiếm và đắt tiền nhất thế giới đấy
Trang trại hoa Iris.

Pruneti đã được quy hoạch để trồng hoa Iris lấy củ từ gần 2 thế kỷ trước. Giờ đây, mọi sườn đồi của trang trại kín đặc hoa Iris. Nếu đến nơi đây vào tháng 5, bạn sẽ cực kỳ mãn nhãn, vì nguyên một vùng đất rộng lớn nở bát ngát những đài hoa tím xanh.

Từ xa xưa, diên vĩ đã được xem như loài hoa biểu tượng cho hoàng tộc bởi dáng vẻ kiêu sa, lộng lẫy của nó. Nhưng cái đắt giá hơn cả lại ẩn trong đám củ vùi dưới lòng đất. Chiết xuất tinh chất từ củ hoa Iris có mùi thơm cực kỳ hấp dẫn. Nó được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến nước hoa và mỹ phẩm làm đẹp.

Bạn đang được ngắm nhìn loài hoa có mùi hương hiếm và đắt tiền nhất thế giới đấy
Củ hoa Iris.

Phải mất 4 năm mới được thu hoạch một lần

Dù hoa Iris phát triển ồ ạt trong khí hậu ấm nóng của vùng Địa Trung Hải, nhưng người ta vẫn phải chờ đúng đủ 4 năm mới được dỡ củ một lần. Tại trang trại Pruneti, mùa thu hoạch củ Iris thường diễn ra vào mùa hè, giai đoạn tháng 6 - 9. Sau khi dỡ, củ Iris được rửa sạch, bóc hết vỏ và phơi khô.

Hầu hết các quy trình, từ trồng trọt đến phơi phóng củ hoa Iris đều là lao động chân tay, nên đòi hỏi số lượng lao động tương đối lớn. Thường thì cả gia đình trồng hoa đều chung tay làm việc trong mùa thu hoạch. Trẻ nhỏ lo bóc vỏ củ, còn người lớn phụ trách các công việc nặng nhọc hơn.

Bạn đang được ngắm nhìn loài hoa có mùi hương hiếm và đắt tiền nhất thế giới đấy
Hầu hết các quy trình, từ trồng trọt đến phơi phóng củ hoa Iris đều là lao động chân tay.

Để có được 1kg tinh chất, các nông dân Pruneti phải đào cả 500kg củ hoa. Thật dễ hiểu là tại sao nó lại đáng giá những 50.000 euro/1kg.

Sau khi phơi khô, củ hoa sẽ được nghiền thành bột, trộn với nước và rượu để lưu giữ hương thơm. Trải qua quá trình chưng cất phức tạp, sản phẩm tạo thành là một dạng sáp màu vàng.

Từ sáp củ hoa Iris này, người ta biến tấu trên đủ kiểu sản phẩm thường nhật, từ kem đánh răng đến nước hoa, xà phòng.

Hương thơm không thể thay thế

Chỉ cần vài giọt tinh chất củ hoa là đủ để tạo ra một loạt các thương hiệu nước hoa hàng đầu. Giống như ngôn ngữ của hoa Iris, mùi hương từ củ của nó cũng cực kỳ kiêu sa, mê hoặc. Cũng bởi thế mà dẫu hàng ngàn năm đã trôi qua, mùi hương này vẫn được ưa chuộng bậc nhất.

Trong lịch sử, việc chưng cất hương thơm từ củ Iris đã bắt đầu từ thế kỷ 13. Tuy nhiên ban đầu, nó chỉ được sử dụng như một loại dược phẩm để chữa bệnh. Phải đến thế kỷ 16, Iris đã có một... KOL quá đẳng cấp là Vương hậu Catherine de Médicis sử dụng, và nhờ vậy mùi thơm này mới trở thành hương liệu mang giá trị hoàng gia.

Bạn đang được ngắm nhìn loài hoa có mùi hương hiếm và đắt tiền nhất thế giới đấy
Việc chưng cất hương thơm từ củ Iris đã bắt đầu từ thế kỷ 13.

Với công nghệ và hiểu biết về hóa học như ngày nay, nhân loại có thể "giả" đủ kiểu mùi hương. Có điều, chỉ riêng với hương thơm tự nhiên từ củ hoa Diên vĩ là không cách nào "copy" được.

Thêm vào đó là bất chấp thời đại đã đổi thay, Iris vẫn là biểu tượng của sự tôn quý. Hương nước hoa từ nó, dù là giữa thế giới hiện đại hóa xô bồ, vẫn cứ phảng phất mùi thanh tao vương giả.

Nó như thể vừa như chứa đựng bản sắc hoàng gia lại vừa ôm giữ cả nỗi lòng hoài niệm với quá khứ vậy. Làm sao mà bắt chước!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại vi khuẩn có thể giết trăm triệu người sắp thoát ra từ Bắc Cực?

Loại vi khuẩn có thể giết trăm triệu người sắp thoát ra từ Bắc Cực?

Theo Daily Star, các loại bệnh dịch chết người luôn có ảnh hưởng lớn đến con người. Một loại vi khuẩn như vậy hiện đang ẩn dưới lớp băng ở Bắc Cực và có thể trỗi dậy một khi băng tan.

Đăng ngày: 17/10/2018
Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người

Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người

Các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, hiện tại, trên thế giới có khoảng 250 loài kiến và loài kiến ​​đã biết… trồng nấm khoảng 60 triệu năm về trước.

Đăng ngày: 17/10/2018
Lúa được bảo tồn an toàn ở ngân hàng gene Philippines

Lúa được bảo tồn an toàn ở ngân hàng gene Philippines

Các mẫu trong ngân hàng gene lúa lớn nhất thế giới ở Philippines sẽ được sử dụng để giúp người nông dân tạo ra các vụ lúa có thể sống sót qua hạn hát và ngập lụt.

Đăng ngày: 16/10/2018
Vi khuẩn đường ruột ở loài lửng rừng có khả năng ngừa bệnh lao

Vi khuẩn đường ruột ở loài lửng rừng có khả năng ngừa bệnh lao

Để phòng ngừa bệnh lao ở bò và cừu ở Anh, các bác sĩ thú y cũng đã cố gắng tiêm vắc xin ngừa lao BCG. Tuy nhiên, nhiều lần họ nhận thấy hiệu quả tiêm chủng như vậy thấp hơn so với mong đợi.

Đăng ngày: 16/10/2018
Loài kiến kỳ lạ nhất sa mạc: Biết giải toán lượng giác nhưng quên luôn đường về nếu thấy đồ ăn

Loài kiến kỳ lạ nhất sa mạc: Biết giải toán lượng giác nhưng quên luôn đường về nếu thấy đồ ăn

Hầu hết các động vật đều nhớ mùi tổ của nó để không "vào nhầm chuồng", nhưng kiến sa mạc Cataglyphis fortis thì lại khác.

Đăng ngày: 15/10/2018
Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng

Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng "hung hãn" hơn bao giờ hết

Biến đổi khí hậu thật sự là hiểm họa nghiêm trọng nhất mà nhân loại chúng ta đang phải chịu đựng.

Đăng ngày: 15/10/2018
Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam

Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam

Cỏ kế đồng lẫn trong 1,6 triệu tấn lúa mì, nếu để lan ra ruộng đồng có thể ăn hết dinh dưỡng, làm giảm 25-75% năng suất của cây trồng.

Đăng ngày: 11/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News