Bản đồ thế giới 250 triệu năm nữa trông sẽ như thế nào?
Các nhà khoa học dự đoán rằng trong 250 triệu năm nữa, Trái đất sẽ có một siêu lục địa mới. Nhưng nó sẽ trông như thế nào?
Hãy tưởng tượng một thế giới mà các lục địa hợp nhất lại thành một khối đất liền khổng lồ duy nhất. Mặc dù nghe có vẻ giống một bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng thực ra đó là chu kỳ tự nhiên của các mảng kiến tạo trên Trái đất.
Khoa học đằng sau các siêu lục địa
Lớp vỏ Trái đất được chia thành các mảng kiến tạo liên tục dịch chuyển, mặc dù với tốc độ của một con ốc sên. Những chuyển động này tạo ra động đất, hình thành các dãy núi và thúc đẩy sự trôi dạt chậm rãi của các lục địa. Trong hàng triệu năm, quá trình này khiến các khối đất liền hội tụ, tách ra và hội tụ lại thành siêu lục địa.
Pangaea, siêu lục địa nổi tiếng nhất, tồn tại khoảng 335 triệu năm trước. Cuối cùng, nó tách ra thành các lục địa ngày nay. Nhưng Pangaea không phải là siêu lục địa đầu tiên. Trước đó, có Columbia, hình thành cách đây 1,5 tỷ năm, và Rodinia, hợp nhất cách đây một tỷ năm và bắt đầu phân mảnh cách đây 750 triệu năm.
Chu kỳ hợp nhất và tách rời này vừa chậm vừa không thể tránh khỏi. Trong khi các lục địa trôi dạt với tốc độ khác nhau, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu địa chấn và mô hình tiên tiến để thoáng thấy siêu lục địa tiếp theo trông như thế nào.
Siêu lục địa tiếp theo có thể trông như thế nào?
Bản đồ thế giới dự kiến trong khoảng 250 triệu năm nữa.
Dự đoán chính xác cấu hình của các lục địa trong 250 triệu năm tới là một kì tích lớn. Các yếu tố như tốc độ di chuyển của mảng và tương tác vẫn khó dự đoán trong khoảng thời gian rộng lớn như vậy. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đề xuất 4 kịch bản hợp lý cho siêu lục địa tiếp theo:
- Novopangaea: Các lục địa trôi dạt cùng nhau xung quanh Thái Bình Dương và khép chặt hoàn toàn lại.
- Aurica: Ấn Độ trở thành trung tâm của khối đất liền rộng lớn thống nhất các lục địa xung quanh.
- Amasia: Bắc Mỹ và châu Á hợp nhất tại Bắc Cực, tạo ra một siêu lục địa Bắc Cực độc đáo.
- Pangaea Proxima: Có lẽ đây lafc kịch bản thực tế nhất. Châu Phi, châu Mỹ, Âu Á, Úc và Nam Cực hội tụ thành một khối đất liền khổng lồ.
Việc nghiên cứu các siêu lục địa cung cấp những hiểu biết quan trọng về địa chất, khí hậu và đa dạng sinh học. Các siêu lục địa ảnh hưởng đến các dòng hải lưu, các mô hình khí quyển và thậm chí cả quá trình tiến hóa của sự sống. Hiểu được cách các khối đất liền này hình thành và tách ra giúp các nhà khoa học giải mã quá khứ của Trái đất và dự đoán những thay đổi lâu dài.

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Nghiên cứu Harvard chỉ ra điều quan trọng nhất khiến con người hạnh phúc, nhưng chúng ta lại làm điều ngược lại
Có rất nhiều yếu tố tác động đến "hành trình đi tìm hạnh phúc" của con người hiện đại.

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.
