Bàn phím QWERTY có nguồn gốc từ đâu?

Ngày nay, bàn phím QWERTY đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta và phổ biến trên hầu hết các thiết bị công nghệ từ điện thoại thông minh, máy tính bảng cho đến máy tính cá nhân. Nhưng liệu có bao nhiêu người biết nguồn gốc thực sự của chuẩn bàn phím này là xuất phát từ đâu? Tại sao các chữ cái trên bàn phím không giống như thứ tự trong bảng chữ cái?

Hầu hết chúng ta được dạy trong lịch sử rằng người đàn ông đầu tiên đã phát minh ra bàn phím QWERTY là Christopher Scholes. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy không phải như vậy.

Theo Wikipedia, bàn phím QWERTY được nhà phát minh ra máy đánh chữ hiện đại đầu tiên, Christopher Sholes, một nhà biên tập viên sống ở Milwaukee nghĩ ra vào thập niên 1860.

Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ ông sáng chế ra được xếp theo thứ tự an-pha-bê, đặt trên ở phía cuối của thanh kim loại để đập vào giấy khi phím đó được nhấn. Tuy nhiên, khi người gõ máy chữ đã học cách đánh nhanh thì những thanh nối với các ký tự nằm gần nhau trên bàn phím trở nên vướng vào nhau, buộc người gõ phải dùng tay gỡ các thanh gõ ra, và thường xuyên để lại dấu trên văn bản.

Một nhà kinh doanh làm chung với Sholes, James Densmore, đã đề nghị tách rời các phím ký tự thường dùng ra để tăng tốc độ đánh máy bằng cách sáng chế ra những cặp thanh gõ thường dùng khỏi đập vào trục cùng lúc và dính lại với nhau.


Bằng sáng chế số 207.559. Sự xuất hiện đầu tiên của bàn phím QWERTY

Hiệu quả của sự việc sắp xếp lại ký tự lên tốc độ gõ như thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một vài nguồn xác nhận một cách sai lầm rằng bàn phím QWERTY được thiết kế ra để làm chậm tốc độ gõ lại để tránh kẹt. Những nguồn khác khẳng định rằng việc sắp xếp lại như vậy có hiệu quả khi tách rời những chuỗi ký tự thông thường trong tiếng Anh.

Lịch sử lật lại


Sholes & Glidden thử nghiệm máy đánh chữ vào khoảng năm 1873

Tuy nhiên, trang tin Huffingtonpost mới đây đã dẫn lời một câu chuyện trên trang blog Smithsonian, qua đó cung cấp một số bằng chứng được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Kyoto, Nhật Bản cho thấy rằng, trên thực tế, bàn phím QWERTY không phải được phát minh bởi Christopher Sholes đầu tiên, ông này chỉ có vai trò là "người đầu tiên nộp bằng sáng chế với một chiếc máy đánh chữ có cách bố trí hợp lý của bàn phím QWERTY".

Thay vào đó, nguồn gốc thực sự của chuẩn bàn phím phổ biến mà chúng ta sử dụng hiện nay được hình thành theo thời gian khi các nhà khai thác điện báo từ hơn 150 năm trước sử dụng máy đánh chữ để dịch mã Morse. Bởi yêu cầu công việc này đòi hỏi người dịch mã phải ghi lại đoạn dịch thật nhanh nên cách bố trí các phím chữ luôn được cải tiến để phím không bị kẹt vì gõ quá nhanh mà vẫn đạt được tốc độ yêu cầu.

Những tranh cãi về nguồn gốc bàn phím QWERTY đến ngày hôm nay dường như đã được làm sáng tỏ. Bài học từ câu chuyện này về QWERTY cho thấy một công nghệ có thể ra đời từ bao lâu đi chăng nữa nhưng nếu nó được nghiên cứu kỹ lưỡng và hữu ích thì sẽ vẫn luôn được ưa chuộng.

Và quan trọng hơn, sự phát triển của thiết kế của QWERTY không phải là vô tình hay ngớ ngẩn mà đó là sự phức tạp, "tiến hóa" và hợp lý cho các nhà khai thác Morse. Có lẽ QWERTY đã là đủ và sẽ luôn luôn được sử dụng một cách hiệu quả. Nhưng nếu không, làm thế nào để một thiết kế mới có thể phát triển?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Tại sao mọi loài linh trưởng không tiến hóa thành người?

Trước giả thuyết được đông đảo công nhận hiện nay rằng, loài người có nguồn gốc tiến hóa từ vượn cổ.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News