Ban quản lý hồ Tây: "Cá chết nhiều có thể do thay đổi thời tiết"
Hà Nội đang tổ chức lấy mẫu nước xét nghiệm và phun thuốc khử trùng dịch bệnh quanh khu vực cá chết ở hồ Tây.
Hiện tượng cá chết tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra rải rác trong khoảng một tháng qua và xuất hiện số lượng lớn từ chiều 8/7, tập trung ở khu vực đường Vệ Hồ, Trích Sài.
Cá chết chủ yếu là cá mè, trôi, chép, dạt vào ven hồ, bốc mùi hôi tanh.
Sáng 9/7, nhà chức trách địa phương huy động gần 100 người gồm các lực lượng công nhân môi trường, sinh viên tình nguyện, dân quân... tham gia vớt cá chết; đồng thời tổ chức lấy mẫu nước xét nghiệm và phun thuốc khử trùng, phòng chống lây lan dịch bệnh.
Chiều 8/7, cá chết nổi trắng một góc hồ Tây. (Ảnh: Giang Huy).
Ông Đỗ Hùng Vương, Phó ban quản lý hồ Tây, cho biết: “Cá chết đến nay khoảng 10 tấn. Nguyên nhân ban đầu của hiện tượng này có thể do thay đổi thời tiết đột ngột”. Cụ thể, sau đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, từ chiều 7/7, trời bắt đầu có mưa giông và sự thay đổi đột ngột đó có thể khiến cá trong hồ bị ngạt khí.
Trước đó tháng 10/2016, tại hồ Tây ghi nhận khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng mặt hồ. Nhà chức trách đã phải cử hơn 1.000 công nhân tiến hành thu gom cá trong nhiều ngày. Sau vụ việc, toàn bộ hồ Tây đã được tiến hành xử lý để làm sạch nguồn nước và cung cấp oxi cho hồ.
Hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc trung tâm TP Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi hơn 17km, là một phần của sông Hồng cũ sau khi chuyển dòng.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
