"Bản sao Trái đất" đủ chuẩn hình thành sự sống!

Một hành tinh cực kỳ giống trái đất, 1 năm dài 385 ngày, nằm trong vùng sinh sống của một hệ mặt trời khác vừa được xác định là đủ điều kiện hóa học để hình thành sự sống.

Kepler-452b, một hành tinh cách hệ mặt trời của chúng ta 1.400 năm ánh sáng vừa được xác định là sở hữu các điều kiện hóa học tối ưu để tạo ra sự sống.

Đây là kết quả vừa được nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Cambridge và Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử MRC (Anh) đưa ra trong bài công bố vừa xuất bản trên tạp chí khoa học Science Advances.

Bằng phương pháp xác định lượng ánh sáng cực tím mà hành tinh này có thể tiếp nhận từ ngôi sao trung tâm của nó và áp dụng nhiều thuật toán khác nhau, nhóm tác giả khẳng định rằng Kepler-452 - ngôi sao đóng vai trò "mặt trời" trong hệ thống hành tinh này - đủ sức tác động và tạo ra các phản ứng hóa học khởi nguồn cho cuộc sống.

Như nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy, ngoài những điều kiện phù hợp cho cuộc sống như khoảng cách tốt từ mặt trời, quỹ đạo, độ lớn hành tinh, nhiệt độ, khí quyển…, một hành tinh cần sở hữu những yếu tố hữu cơ sơ khai và một chuỗi phản ứng hóa học cần thiết để khởi nguồn sự sống.

Trái đất của chúng ta từng trải qua giai đoạn đó, khi tia cực tím từ mặt trời khởi động chuỗi phản ứng hóa học tạo nên các "khối xây dựng sự sống", rồi các sinh vật đầu tiên.

Đó là điều các nhà khoa học đã tìm thấy ở Kepler-452b.

Ngay từ khi được quan sát thấy lần đầu vào năm 2015, hành tinh này đã gây ngạc nhiên và được ví như người anh em họ của trái đất. Bởi lẽ, dù khác hệ mặt trời, nó và trái đất giống nhau đến kỳ lạ. Kepler-452b có kích thước tương đương trái đất của chúng ta, nằm trong vùng sinh sống của hệ mặt trời nó trú ngụ, có 1 năm gần bằng 1 năm trên trái đất: gần 385 ngày.

Tuy nhiên, do khoảng cách 1.400 năm ánh sáng là quá lớn, các nhà khoa học gặp khó khăn nghiêm trọng khi khảo sát nó. Thế nhưng với những gì tìm kiếm được như một khí quyển phù hợp và sau đó là điều kiện hóa học tối ưu cho cuộc sống như nghiên cứu trên vừa nêu, đây là một ứng cử viên sáng giá cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Đáng tiếc là nếu Kepler-452b có sự sống, việc thăm viếng những người bạn ngoài hành tinh sẽ là nhiệm vụ không tưởng. Nếu cố tìm đến nó bằng một trong các tàu vũ trụ hiện đại nhất của NASA – New Horizons, vận tốc 59.000 km/giờ - con người sẽ mất khoảng… 25,8 triệu năm để gặp được họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News