Bạn sẽ không còn lạm dụng dùng dầu gội khô nữa sau khi đọc bài viết này

Sự ra đời của dầu gội khô là vị thần tiên - cứu cánh cho bao mái tóc nhiều dầu, nhanh bết thoát khỏi tình cảnh phải gội đầu mỗi ngày, phần nào giúp mái tóc vốn bết dính trở nên bồng bềnh, thơm tho như mới gội.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ, bác sĩ da liễu Wilma Bergfeld thì dầu gội khô không thật sự tốt cho da đầu của bạn và bạn không nên quá lạm dụng chúng.


Dầu gội khô không thật sự tốt cho da đầu.

Cần hiểu rằng, dầu gội khô sử dụng lượng cồn, bột ngô, phấn khoáng trong sản phẩm để thấm hút dầu, chất nhờn trong mái tóc của bạn, giúp tóc trở về trạng thái sạch, tơi, không bết dính, cảm giác như sạch và khỏe hơn.

Tuy nhiên, những thành phần hóa học này khi phủ đều trên đầu có thể để lại 1 lượng tàn dư trên da đầu, khiến bụi, cát dễ bám trụ vào đó, đồng thời đè lên nang tóc khiến khô tóc, dẫn đến tóc yếu, dễ gãy rụng.


Sử dụng dầu gội khô này càng làm cho tóc dễ gãy rụng.

Theo tiến sĩ Wilma Bergfeld chia sẻ với Health: "Nếu tóc vốn khô xơ và thiếu dưỡng chất, việc sử dụng dầu gội khô này càng làm cho tóc dễ gãy rụng, dần dần làm hỏng cả bộ tóc".

Ngoài ra, dầu gội khô làm bạn trở nên "lười" gội đầu bằng dầu thường hơn, khiến bụi bẩn tích tụ lâu ngày làm bít lỗ chân tóc, làm tóc không được nuôi dưỡng.


Lạm dụng dầu gội khô có thể gây ra chứng rụng tóc nặng, làm hỏng cả bộ tóc.

Không những thế, vi khuẩn, nấm men, thậm chí là ve cháy có thể "làm tổ" trên da đầu, gây ra mụn nhọt, phát ban, hay gàu trên da đầu cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Vì thế, bạn chỉ nên dùng dầu gội khô mỗi khi thật cần thiết. Nếu dùng thì chỉ xịt vào vùng tóc dầu, giữ chai dầu gội cách ít nhất 15cm với da đầu.


Bạn hãy gội đầu lại vào ngày hôm sau nếu như hôm trước đó đã sử dụng dầu gội khô.

Sau khi xịt, bạn xoa bóp da đầu nhẹ nhàng để dầu gội phủ đều, thấm xuống chân tóc thay vì để tập trung tại 1 điểm.

Và điều quan trọng hơn là không coi dầu gội khô là cách làm sạch tóc thay cho việc gội đầu truyền thống. Bạn hãy gội đầu lại vào ngày hôm sau nếu như hôm trước đó đã sử dụng dầu gội khô.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News