Bàn tay con người tiến hóa sớm hơn ta nghĩ
Các nhà khoa học vừa phát hiện một mẫu xương cổ đại trong lăng mộ tại Kenya, tiết lộ khả năng khéo léo của bàn tay con người tiến hóa sớm hơn rất nhiều so với các nghiên cứu trước đây.
Theo tạp chí PNAS, trên hết mẫu xương đó được bảo quản tốt, là mẫu xương nối liền với ngón tay trỏ, cấu trúc tương tự xương bàn tay của người hiện đại.
Mẩu xương cổ tìm thấy là hóa thạch lâu đời nhất, chứng minh bàn tay con người tiến hóa sớm hơn các nghiên cứu trước đây - (Ảnh: BBC News)
Đây là bằng chứng hóa thạch cổ nhất, chứng minh bàn tay loài người tiến hóa đủ mạnh để có thể sử dụng các công cụ. Với phát hiện này, các nhà khoa học dần thu hẹp khoảng cách trong việc tiến đến lịch sử tiến hóa bàn tay con người.
Sau khi phân tích đồng vị, mẫu xương cổ được xác định khoảng 1,42 triệu năm tuổi, có nghĩa sớm hơn các nghiên cứu ban đầu khoảng 600 triệu năm.
Giáo sư Ward, khoa giải phẫu học và bệnh học thuộc Đại học Missouri, Columbia (Mỹ), cho biết: “Quá trình đồng vị đã phản ánh sự tiến hóa về mức độ khéo léo ở bàn tay loài người, có thể việc nắm bắt chưa thực hiện chính xác nhưng đủ mạnh để cầm nắm các đối tượng”.
Mẫu xương được tìm thấy tại khu vực Kaitio, phía tây Turkana, gần khu vực tìm thấy các công cụ đầu tiên của người Acheulian, chúng có tuổi đời khoảng 1,6 triệu năm tuổi.