Bằng chứng bất ngờ về nguồn gốc ngoài hành tinh của con người

Nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Yoshiro Furukawa đến từ khoa Khoa học trái đất, Đại học Tohoku (Nhật Bản). Nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences đã phân tích 2 khối thiên thạch nguyên thủy NWA 801 và Murchison. Họ đã tìm ra một "mỏ vàng" – đó là ribose và các loại đường sinh học khác.

Trước đó, các loại khối xây dựng sự sống khác như axit amin (thành phần của protein) và nucleobase (thành phần của DNA và RNA) từng được tìm thấy trong các thiên thạch khác. 

Ribose mới được tìm thấy đặc biệt cần thiết như một khối xây dựng của RNA và có thể là một chất xúc tác quan trọng trong các phản ứng hóa học tạo ra sự sống nguyên thủy trên trái đất.

Bằng chứng bất ngờ về nguồn gốc ngoài hành tinh của con người
Một phân tử đường sinh học được các nhà khoa học tái hiện lại bằng mô hình. Bên cạnh là vật thể ngoài hành tinh đã mang nó đến Trái đất - (ảnh: Yoshihiro Furukawa).

Ngoài ra, các loại đường còn là phân tử không thể thiếu trong mọi dạng sống, có vai trò nhất định trong các quá trình trao đổi chất thiết yếu, và là thành phần của "xương sống đường phosphate" trong các phân tử di truyền.

Có thể nói, các loại đường đường sinh học này đã bổ sung vào danh sách những bằng chứng vững chắc khẳng định lý thuyết cho rằng sự sống trái đất bắt nguồn từ một thế giới ngoài hành tinh xa xôi, "quá giang" các thiên thạch và sao chổi để rồi được gieo mầm trên trái đất.

Nhóm nghiên cứu cũng tuyên bố đường sinh học chính là mảnh ghép còn thiếu mà các nhà khoa học bấy lâu tìm kiếm, để các loại "khối xây dựng sự sống" có thể ráp nối, tạo ra phản ứng và hóa thân thành sự sống nguyên thủy thật sự.

Các nhà khoa học cũng xét đến khả năng đường này có nguồn gốc muộn hơn và chỉ là sản phẩm của sự ô nhiễm bởi sự sống trên cạn. Tuy nhiên khả năng này là không thể, qua những bằng chứng đến từ việc phân tích đồng vị. Nó 100% là một thứ ngoài hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sâu bướm kẹt cứng trong hổ phách 44 triệu năm

Sâu bướm kẹt cứng trong hổ phách 44 triệu năm

Sâu bướm cổ đại nhiều khả năng bị vướng vào nhựa cây, sau đó nhựa đông cứng lại, lưu giữ xác sâu suốt thời gian dài.

Đăng ngày: 22/11/2019
Sau 3 triệu năm, cuối cùng loài vượn hiện đại đã thông minh hơn tổ tiên con người trong quá khứ

Sau 3 triệu năm, cuối cùng loài vượn hiện đại đã thông minh hơn tổ tiên con người trong quá khứ

Lấy đại diện của Australopithecus là Lucy, một con vượn người sống ở 3,2 triệu năm trước có hóa thạch được tìm thấy vào năm 2007, và Koko, một con khỉ đột được nuôi ở Mỹ và mới qua đời vào năm ngoái: Các nhà khoa học khẳng định Koko đã thông minh hơn Lucy.

Đăng ngày: 21/11/2019
Phát hiện công trình 5.000 năm tuổi, có kiến trúc giống kim tự tháp

Phát hiện công trình 5.000 năm tuổi, có kiến trúc giống kim tự tháp

Các nhà khảo cổ Peru vừa phát hiện một công trình kiến trúc tương tự kim tự tháp, được xây dựng bằng đất bùn theo kiến trúc bậc thang với chiều cao ước tính 3,2m và chiều rộng 5m.

Đăng ngày: 21/11/2019
Phát hiện xác tàu chiến ở Thụy Điển

Phát hiện xác tàu chiến ở Thụy Điển

Các nhà khảo cổ học hôm 8/11 công bố phát hiện hai xác tàu chiến từ thế kỷ 17 bên dưới eo biển dẫn vào thành phố Stockholm.

Đăng ngày: 21/11/2019
Phát hiện ra loài khủng long tí hon mới quý hiếm

Phát hiện ra loài khủng long tí hon mới quý hiếm

Kích thước của loài này chỉ tương đương một con cừu.

Đăng ngày: 21/11/2019
Hóa thạch tiết lộ loài cá mập ăn thịt đồng loại

Hóa thạch tiết lộ loài cá mập ăn thịt đồng loại

Một loài cá mập săn mồi chưa từng được biết đến, có thể dài 6,7 m, được phát hiện qua bộ xương hóa thạch 91 triệu năm tuổi ở Kansas.

Đăng ngày: 21/11/2019
Dấu chân hóa thạch ở núi lửa Roccamonfina là của ai?

Dấu chân hóa thạch ở núi lửa Roccamonfina là của ai?

Đi xuống từ sườn núi lửa Roccamonfina ở miền Bắc nước Ý, là những dấu chân người từ lâu đã được coi là dấu chân của quỷ dữ, vì những dấu chân này bắt nguồn từ trên đỉnh của núi lửa bị nóng chảy.

Đăng ngày: 20/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News