Bằng chứng cho thấy loài giun có thể nhìn thấy màu sắc mà không cần mắt hoặc hệ thống thị giác

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, một loài giun có thể nhìn thấy màu xanh lam, mặc dù nó không có mắt hoặc bất kỳ hệ thống thị giác nào. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng màu sắc của vi khuẩn có hại tác động đến giun bất kể chúng có muốn tránh hay không.

Loài giun C.elegans thường lùng sục và ăn vi khuẩn trong đất tuy nhiên chúng sẽ tránh xa các loại vi khuẩn độc hại và một trong những loài vi khuẩn độc hại có tên Pseudomonas aeruginosa có màu xanh sáng. Như vậy màu sắc của nó đóng vai trò trực tiếp trong hành vi tránh né của loài giun. C. elegans không chỉ mù mà còn không có mắt, cơ quan thụ cảm ánh sáng hoặc thậm chí là các gene cần thiết cho phép động vật nhận biết màu sắc.


Màu sắc của vi khuẩn độc hại đóng vai trò trực tiếp trong hành vi tránh né của loài giun.

Nhưng trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Yale đã phát hiện ra rằng, màu xanh lam có ảnh hưởng đến hành vi của giun. Bằng cách nào đó, các sinh vật dường như đang có một số phương pháp nhận thức màu sắc khác nhau.

Phát hiện kỳ ​​lạ được đưa ra thông qua một loạt thí nghiệm trên nhiều chủng vi khuẩn C. elegans và P. aeruiginosa. Nhóm nghiên cứu đã thử chuyển đổi độc tố màu xanh lam của vi khuẩn thành một loại thuốc nhuộm màu xanh lam vô hại, trong khi họ cho một lô phiên bản không màu của độc tố. Những kỳ lạ thay con giun dường như không tìm cách tránh né những thứ này giống như khi gặp những con bọ thông thường.

Trong các thử nghiệm khác, nhóm nghiên cứu chiếu ánh sáng có màu sắc khác nhau lên vi khuẩn E. coli không màu, một loại vi khuẩn mà C. elegans thường ăn. Một số chủng giun tránh thức ăn vô hại dưới dạng ánh sáng nhất định, trong khi những chủng khác cần cả màu sắc và tín hiệu hóa học để quyết định tránh xa một loại vi khuẩn nào đó. Nhóm nghiên cứu cho biết màu sắc của ánh sáng ít nhất cũng ảnh hưởng một phần hành vi của những con giun.

Về lâu dài, nhóm nghiên cứu đã có thể xác định được hai gene đặc biệt có liên quan đến khả năng nhận thức màu sắc. Ở các động vật khác, những gene này có liên quan đến cách phản ứng căng thẳng của tế bào và thường được kích hoạt bởi tia UV. Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác cách thức hoạt động của nó nhưng họ suy đoán rằng, những con giun bằng cách nào đó đang sử dụng cách này để cảm nhận màu sắc giống như một công cụ trong kho vũ khí của chúng nhằm cảm nhận môi trường xung quanh.


Màu xanh lam có ảnh hưởng đến hành vi của giun.

Michael Nitabach, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Những gì con giun đang làm là một cách rất thông minh. Nó đang cố gắng tạo ra một bức tranh chính xác hơn về thực tế bên ngoài bằng cách sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc".

Chắc chắn sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ về kỳ tích này của tự nhiên nhưng đây là một ví dụ hấp dẫn khác về cách động vật không xương sống có thể cảm nhận được môi trường xung quanh

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science mới đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News