Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking có tồn tại

Viking - Một trong những bộ tộc hung hãn và bạo tàn nhất lịch sử loài người hóa ra cũng sử dụng các chiến binh nữ.

Cuối thế kỷ VIII - giữa thế kỷ XI, tộc Viking là một nỗi khiếp sợ tại các vùng ven biển thuộc Bắc Âu và Đông Âu. Lịch sử nhắc đến họ như những tên cướp biển, nhưng là những "chiến binh đi cướp". Thiện chiến, mạnh bạo, dã man, đội quân ấy tấn công các làng mạc ven biển, tu viện, và cướp đi rất nhiều vàng bạc châu báu lẫn phụ nữ trẻ đẹp.

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking có tồn tại
Tộc Viking là một nỗi khiếp sợ tại các vùng ven biển thuộc Bắc Âu và Đông Âu.

Vì sợ hãi, đã có rất nhiều lời đồn thổi về đội quân này được lưu truyền trong dân gian, trong đó có cả việc người Viking sở hữu những nữ chiến binh cực kỳ ghê gớm, cùng với cánh đàn ông càn quét khắp các chiến trường. Tuy nhiên do không có bằng chứng, thông tin này bị nhiều người bác bỏ.

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking có tồn tại
Khó có thể tin tộc Viking hung dữ, man rợ lại sử dụng các chiến binh nữ.

Và phải đến tận bây giờ, lần đầu tiên trong lịch sử, giới khoa học đã chính thức xác nhận về sự tồn tại của các nữ chiến binh tộc Viking, bằng các mẫu ADN trong một khu mộ từ thế kỷ thứ 10. Thậm chí, họ còn mang vóc dáng to lớn, và có thể giữ chức vị rất cao trong bộ tộc.

"Đây là bằng chứng di truyền đầu tiên xác nhận sự tồn tại của nữ chiến binh tộc Viking" - trích lời giáo sư Mattias Jakobsson từ ĐH Uppsala (Thụy Điển).

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking có tồn tại
Bộ xương của nữ chiến binh Viking được chôn cùng vũ khí và 2 con ngựa.

Cụ thể, các mẫu xương này được khai quật từ những năm 1880. Khi phân tích các mẫu ADN, Jakobsson nhận thấy nhân vật được chôn bên trong chỉ có 2 NST X và không có NST Y. Và dù là nữ, người này được chôn cùng vũ khí - gồm kiếm và cung tên - cùng bộ 2 con ngựa. Điều này có nghĩa người này là một chiến binh, thậm chí có vai trò rất lớn trong bộ tộc.

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking có tồn tại
Hình vẽ minh họa nữ chiến binh Viking.

"Những vật dụng chôn cùng cho thấy cô ấy có một chức vị rất cao trong bộ tộc - có thể đưa ra chiến lược, hoặc dẫn quân ra chiến trường" - Charlotte Hedenstierna-Jonson từ ĐH Stockholm cho biết.

"Cô ấy chết ở độ tuổi 30, và có vẻ rất cao lớn - ít nhất cũng được 1,7m" - cô chia sẻ thêm.

Theo Charlote, hiện nguyên nhân tử vong của nhân vật này chưa được làm rõ, vì không thấy có dấu hiệu thương tổn trong di hài. Tuy nhiên, điều quan trọng là nghiên cứu đã đặt dấu chấm hết cho câu hỏi làm đau đầu giới khoa học trong hàng thế kỷ: Có hay không có các nữ chiến binh tộc Viking?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại Ai Cập

Phát hiện mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại Ai Cập

Các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một ngôi mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại khu vực gần thành phố Luxor, cố đô xưa của Ai Cập, được biết đến với cái tên

Đăng ngày: 11/09/2017
Khám phá hệ thống chăm sóc sức khỏe thời cổ đại

Khám phá hệ thống chăm sóc sức khỏe thời cổ đại

Chúng ta thường cho rằng xã hội hiện đại với những thành tựu vượt bậc của khoa học mới mở ra nhiều phương thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Đăng ngày: 08/09/2017
Người Neanderthal và người Sapiens không gặp nhau ở hang Vindia, Croatia

Người Neanderthal và người Sapiens không gặp nhau ở hang Vindia, Croatia

Hang động Vindia ở phía Bắc Croatia được coi là một trong những địa điểm có khả năng người Neanderthal và giống người hiện đại từng gặp gỡ và giao phối với nhau.

Đăng ngày: 08/09/2017
Phát hiện rìu đồng, rìu đá 2.000-3.000 tuổi ở Nghệ An

Phát hiện rìu đồng, rìu đá 2.000-3.000 tuổi ở Nghệ An

Trong lúc làm rãnh nước về cho ruộng lúa gia đình mình, một người dân ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An phát hiện rìu đồng, rìu đá có niên đại từ 2.000-3.000 năm trước.

Đăng ngày: 08/09/2017
Phát hiện đền thờ nữ thần Artemis tại đảo lớn thứ hai ở Hy Lạp

Phát hiện đền thờ nữ thần Artemis tại đảo lớn thứ hai ở Hy Lạp

Đây được xem là một phát hiện quan trọng, hứa hẹn cung cấp thêm nhiều thông tin chưa từng khai phá về nền văn minh Hy Lạp và các phong tục thời cổ đại.

Đăng ngày: 08/09/2017
Hành trình tìm chồng vượt hàng trăm km của phụ nữ châu Âu cổ đại

Hành trình tìm chồng vượt hàng trăm km của phụ nữ châu Âu cổ đại

Các nhà khảo cổ Đức phát hiện phụ nữ châu Âu thời kỳ Đồ Đồng thường đi xa nhà và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, trong khi đàn ông chỉ quanh quẩn ở quê hương.

Đăng ngày: 07/09/2017
Bé gái phát hiện thanh gươm báu vật được đồn là của vua Arthur

Bé gái phát hiện thanh gươm báu vật được đồn là của vua Arthur

Cô bé Jones đã có kỳ nghỉ vui vẻ cùng với gia đình mình tới vùng hồ Dozmary, Cornwall, nước Anh. Tuy vậy, cả Jones và gia đình không thể ngờ rằng họ đã tìm được một món vũ khí thời trung cổ.

Đăng ngày: 06/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News